Khám phá

Yếu tố giúp Mỹ chiến thắng vang dội trong Trận chiến Midway

Việc phá được mật mã của Nhật Bản là một yếu tố quan trọng giúp phe Đồng minh “đổi chiều” trong trận hải chiến quan trọng của Thế chiến 2.

Phát hiện 3 bộ hài cốt “ma cà rồng” bị đóng đinh ở Ba Lan / Thế giới phù thủy cổ xưa: Những bí mật còn bị che giấu

Tháng 5/1942, khi Hải quân, không quân của Mỹ và Australia đang phải đối mặt với Hải quân Nhật bản trong Trận chiến Biển San hô ở Nam Thái Bình Dương, thì ở một căn cứ tại Trân Châu Cảng, nhóm phá mật mã của Hải quân Mỹ đã chặn được các thông điệp radio của Nhật Bản và phát hiện nước này đang lên kế hoạch về một chiến dịch hoàn toàn khác biệt ở Thái Bình Dương.

Việc phá được mật mã của Nhật Bản là một yếu tố quan trọng giúp phe Đồng minh “đổi chiều” trong trận hải chiến quan trọng của Thế chiến 2. Ảnh tư liệu: History

Việc phá được mật mã của Nhật Bản là một yếu tố quan trọng giúp phe Đồng minh “đổi chiều” trong trận hải chiến quan trọng của Thế chiến 2. Ảnh tư liệu: History

Dẫn đầu bởi Thiếu tá Joseph Rochefort, nhóm phá mật mã và các nhà ngôn ngữ học thành lập đơn vị tình báo chiến đấu của Hải quân Mỹ, còn được biết đến với cái tên Đơn vị mật mã Hypo. Cho đến tháng 4/1942, họ đã làm rất tốt việc phá bộ mã chính của Nhật Bản, có tên là JN-25, giúp họ có thể chặn, giải mã và dịch các thông điệp của Nhật trong vài giờ kể từ khi chúng được gửi đi.

“AF” được xác định là mật danh của Midway

Những tín hiệu radio mà họ chặn được tháng 5/1942 cho thấy, Đô đốc Isoroku Yamamoto đang chuẩn bị một kế hoạch tấn công lớn, với sự tham gia của 4 tàu sân bay Nhật ở một địa điểm có mật danh là “AF”.

Đơn vị mật mã Hypo không mấy nghi ngờ về địa điểm mà mật danh “AF” này nhắc tới: căn cứ hải quân và không quân Mỹ ở Midway Atoll, 2 hòn đảo nhỏ nằm ở trung tâm Thái Bình Dương, cách Trân Châu Cảng khoảng 1.931 km về phía tây bắc.

Trước đó, hồi tháng 3/1942, một chiếc máy bay Nhật Bản khi báo cáo tình hình thời tiết gần 2 đảo này đã nói tới “AF”, cho thấy nhiều khả năng nó chính là Midway.

 

Nhưng khi đó, các lãnh đạo Hải quân Mỹ lại không cảm thấy thuyết phục.

Công việc của Rochefort là thu thập thông tin, các dữ liệu thô và gửi nó về Washington, Craig Symonds - giáo sư lịch sử hàng hải tại Đại học chiến tranh hải quân, đồng thời là tác giả của “Trận chiến Midway” - cho biết.

Về mặt chính thức, Rochefort phải báo cáo cho John R. Redmen, Giám đốc của OP-20-G, Cục tín hiệu và mật mã Hải quân. Cơ quan của Redmen sau đó sẽ tổng hợp các dữ liệu đó với thông tin tình báo thu thập được từ các địa điểm khác nhau và gửi tất cả chúng tới các chỉ huy, trong đó có cả Đô đốc Chester W. Nimitz, Tổng tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Trân châu Cảng.

Tuy nhiên, trên thực tế, Rochefort đã bỏ qua quy trình cấp bậc này và gửi trực tiếp những phát hiện của Đơn vị Hypo cho nhân viên tình báo của Nimitz, Thiếu tá Edwin T. Layton. Layton và Rochefort là bạn bè và từng có 3 năm cùng làm việc ở Nhật Bản.

"Kênh liên lạc “bên lề” này thực ra lại rất có hiệu quả, dù có thể có nhiều dị nghị ở Washington về việc Rochefort vượt cấp", Symonds nói.

 

yeu to giup my chien thang vang doi trong tran chien midway hinh 2
Thiếu tá Joseph Rochefort. Ảnh tư liệu: Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ

Đặt “bẫy” để xác nhận cuộc tấn công của Nhật Bản

Chưa thực sự tinMidway là mục tiêu, Redmab và một số lãnh đạo khác ở Washington nghi ngờ Nhật Bản có thể lên kế hoạch tiến hành một cuộc tấn công khác ở Nam Thái Bình Dương, nhằm vào cảng Moseby, New Caledonia hay Fiji, hoặc thậm chí một cuộc tấn công vào Hawaii hoặc Bờ tây nước Mỹ.

Quyết định xua tan những nghi ngờ này, nhóm của Rocheforte đã nghĩ ra cách để chứng minh AF chính là Midway. Thông qua tàu ngầm, họ gửi một thông điệp tới căn cứ ở Midway, hướng dẫn các nhân viên ở đó thông báo bằng radio của Trân Châu Cảng rằng hệ thống xử lý nước mặn trong căn cứ đã bị hỏng. Hai ngày sau, một thông điệp của Nhật Bản mà phía Mỹ chặn lại được đã báo cáo rằng “AF” đang thiếu nước sinh hoạt.

“Đó không phải là cách nhóm phá mật mã phát hiện ra Midway là mục tiêu, dù nó thường được hiểu theo cách đó”, Symonds nói. “Rochefort đã biết và làm điều đó để thuyết phục Washington”.

Cuối tháng 5/1942, những người phá mã của Hải quân Mỹ đã phát hiện thêm chi tiết về kế hoạch của Yamamoto, trong đó có gần như toàn bộ mệnh lệnh về trận chiến của Hải quân Nhật. Với thông tin này, Nimitz đã lên được một chiến lược khiến quân Nhật bất ngờ: tập hợp 3 tàu sân bay ở 1 điểm cách Midway 482 km về phía Bắc, được gọi là “Điểm May mắn”.

 

Nhóm tàu này gồm cả USS Yorktown - đã bị hư hỏng nghiêm trọng trong Trận chiến Biển San hô, nhưng đã được sửa chữa chỉ trong 2 ngày ở Xưởng hải quân Trân Châu Cảng.

yeu to giup my chien thang vang doi trong tran chien midway hinh 3
Máy bay ném bom Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu USS Enterprise trong trận chiến Midway. Ảnh: Getty

Chiến thắng đánh dấu bước ngoặt trong Thế chiến 2

Chỉ riêng việc phá mã thì không đủ làm nên chiến thắng vang dội của Phe Đồng minh trong trận chiến Midway (4-7/6/1942), theo Symonds. Nhưng nó giúp “các chỉ huy của Mỹ, đặc biệt là Chester Nimitz có đủ thông tin để đưa ra quyết định mà ở thời điểm đó dường như là một động thái liều lĩnh: điều cả 3 tàu sân bay hiện có, trong đó có cả Yorktown – vốn bị hư hại khá nặng từ Trận chiến biển San hô và đưa chúng đến phía Bắc Midway mai phục”.

Chiến tranh ở Thái Bình Dương còn tiếp diễn thêm 3 năm nữa, khiến nhiều người thiệt mạng ở cả 2 phía, nhưng chiến thắng của Đồng minh trong trận chiến Midway đánh dấu bước ngoặt quan trọng. Trước trận chiến, Nhật Bản dường như “bất khả chiến bại” ở Thái Bình Dương.

Trong trận Midway, Hải quân Nhật Bản mất cả 4 tàu sân bay đã triển khai, hơn 300 máy bay và khoảng 3.000 người trong đó có cả những phi công xuất sắc nhất.

 

yeu to giup my chien thang vang doi trong tran chien midway hinh 4
Tàu Mikuma của Nhật chao đảo sau khi trúng bom của Mỹ trong trận Midway. Ảnh: Getty

Một tháng sau, phe Đồng minh triển khai chiến dịch lớn đầu tiên ở Guadalcanal và lần đầu tiên giành được thế chủ động trong Chiến tranh Thái Bình Dương.

“Cho đến ngày 4/6/1942, Nhật Bản nắm thế chủ động trong gần như tất các chiến dịch ở Thái Bình Dương”, Symonds cho biết. “Trước đó, Nhật Bản về cơ bản là bên quyết định các trận chiến diễn ra ở đâu và giành thế chủ động với các trận chiến đó. Sau ngày 4/6, Nhật Bản thực sự không còn nắm thế chủ động trong bất cứ chiến dịch mới nào nữa, điều đó đã nằm trong tay Mỹ”.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm