Zenobia – Nữ hoàng Syria chinh chiến khắp Trung Đông
Ngôi đền nghi là lăng mộ nữ hoàng Cleopatra và người tình / Tiết lộ bàng hoàng về mẹ đẻ, chị họ và con gái đệ nhất nữ hoàng Trung Quốc
Zenobia là Nữ hoàng Đế chế Palmyrene từ năm 267 đến 272 sau Công nguyên. Dưới sự cai trị của bà, Palmyreneđã mở rộng từ vùng lãnh thổ nay là Syria ra mọi hướng tới Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ và sang cả Ai Cập.
Mặc dù không có nhiều thông tin về tổ tiên của Zenobia, bà chắc chắn là dòng dõi quyền quý, thậm chí có thể là hậu duệ của Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra. Zenobia kết hôn với Odaenathus, Quốc vương của Đế chế Palmyrene, và có với ông một ngườ con trai tên là Vaballathus.
Thời đó, Palmyrene, với thủ đô là Palmyra (ngày nay vẫn tồn tại),là một nước chư hầu cùaĐế chế La Mã. Dưới sự cai trị của Odaenathus, hai nước vẫn duy trì mối quan hệ hòa hảo. Palmyrene đóng vai trò như “vùng đệm” giữa Đế chế La Mã và Đế chế Ba Tư. Tuy vậy, người Sassanid ở Ba Tư đã gây ra rắc rối với người La Mã khi họ chiếmcác đường biên giới thương mại ở phía Đông của Rome.
Năm 260 trước Công nguyên, Hoàng đế La Mã Valerian đã tìm cách đưa quân chống lại người Sassanids nhưng bị đánh bại. Trước thất bại của đồng minhLa Mã, Odaenathus đã tham chiến chống lại người Ba Tư, đẩy lùi họ ra khỏi Syria và bên kia sông Euphrates.
Hành động này giải nguy cho người La Mã và giúp củng cố mối quan hệ liên minh giữa hai đế chế. Rome phong Odaenathus là Thống chế miền ĐôngLa Mã. Còn tại đất nước mình, Odaenathus sau đó tự phong là Quốc vương Palmyrene, thậm chí coi mình“Vua của các vua”.
Nhhưng những ngày huy hoàng của Odaenathus không kéo dài lâu. Năm 267, Odaenathus và con trai cả bị ám sát bởi một người họ hàng tên là Maeonius. Sau cái chết của ông, con trai của Zenobia là Vaballathus được thừa kế ngai vàng.
Tuy nhiên khi đó, Vaballathus chỉ là một đứa trẻ. Vì vậy, Zenobia đã giành quyền kiểm soát, cai trị Đế chế Palmyrene với vai trò nhiếp chính.
Khi bắt đầu cai trị đất nước, Zenobia theo bước chân của chồng, hợp tác với Rome. Tuy nhiên, Đế chế La Mã lúc này đang trải qua cuộc khủng hoảng Hoàng gia và các cuộc xung đột nội bộ đã ngăn họ duy trì sự kiểm soát vượt xa biên giới Rome.
Trong lúc tình hình La Mã rối ren, Zenobia tập trung vào việc mở rộng đế chế của riêng mình. Vào năm 269, bà củng cố quân đội và tập trung quyền lực tới phương Đông. Năm 270, bà cắt đứt quan hệ thân thiện với Rome và bắt đầu chiếm đất đai của đồng minh cũ.
Zenobia đưa quân xâm chiếm và sáp nhập Ai Cập vào năm 270 sau khi đánh bại quân đội La Mã do Đô đốc Probus chỉ huy. Nhờ có Ai Cập làm bàn đạp, bà hướng tầm mắtsang bán đảo Tiểu Á và Phoenicia, và cuối cùng thâu tóm được quyền lực tại những miền đất rộng lớn này.
Bên cạnh mở mang lãnh thổ, Zenobiacũng chú trọng thiết lập quan hệ ngoại giao và đàm phán các thỏa thuận buôn bán với những vùng đất lân cận để củng cố hơn nữa đế chế của mình.
Các nhà sử học thời đó có khá nhiều điều để nói về nữ hoàng quyền lực Zenobia. Theo cuốn sách "Biên giới Đông La Mã và Chiến tranh Ba Tư 226-363", nhiều sử gia đã ghi lại những suy nghĩ của họ về Zenobia.
"Khuôn mặt bà tối sầm một màu sắc u ám, đôi mắt đen và mạnh mẽ hơn người thường;tinh thần tuyệt vời và vẻ đẹp của bà thật đáng kinh ngạc. Răng của Zenobia trắng như ngọc trai. Giọng nói rành mạch, mạnh mẽ như một người đàn ông. Sự nghiêm khắc của bà, khi cần thiết, là của một bạo chúa; còn sự khoan hồng, thì của một vị hoàng đế tốt bụng”.
Sử dụng sức mạnh của mình một cách linh hoạtlà chìa khóa thành công của Nữ hoàng Zenobia.Với việc giành quyền kiểm soát Ai Cập, Tiểu Á và vùngLevant vào năm 271, Zenobiađã phá mọi mối quan hệ với Rome, tuyên bố Palmyrenelà một đế chế độc lập và tự phong mình là Nữ hoàng.
Tuy nhiên, năm 271, Hoàng đế La Mã Aurelianmở chiến dịch chinh phạt Palmyrene hònggiành lại lãnh thổ. Mang tới những lực lượng hùng mạnh nhất, quân độicủa ông đã đụng độ với các chiến binh Palmyra trong Trận chiến Immae ở thành Daphne vào năm 272.
Quân Aurelian áp đảo lực lượng của Zenobia, buộc bà phải rút lui về thành phố Emesa để tiếp thêm nhân lực và hậu cần. Tại đây, hai đội quân lại đụng độ, và Aurelian tiếp tục chiến thắng.
Các chuyên gia nghĩ rằng có một vài yếu tốcó thể đã đóng vai trò trong chiến thắng Aurelian. Chẳng hạn, binh lính của ông ta đượcmặc áo giáp nhẹ, trái ngược với quân Zenobia mặc áo giáp rất nặng. Có lẽ những lớp áo nặng nề mà những người lính Palmyra khoác lên ngườiđã làm họ mệt mỏi từ trước khi chiến đấu với kẻ thù.
Không còn nơi nào để tìm nơi ẩn náu, Zenobia cốchạy thoát trở lại Palmyra để tập hợp và củng cố phòng thủ, chuẩn bị cho một cuộc tấn công khác. Nhưng trước khi về tới Palmyra, Aurelian đã bao vây thành phố. Nữ hoàng Zenobia tìm cáchchạy trốn về phía Ba Tư nhưng bị bắt và giao nộp cho Aurelian. Kể từ đây, có một số giả thuyết khác nhau về những gì đã xảy ra sau khi Zenobia bị bắt.
Một số câu chuyện cho rằng bà bị đưa trở lại Rome, lê xích diễu qua các đường phố trong lễ mừngchiến thắng của Aurelian. Trong khi có người nói bà chưa bao giờ đến Rome vì đã tuyệt thực hoặc tự đầu độc mình trên đường đi.
Nhưng hầu hết các nguồn đáng tin cậy đều đồng ý rằng cuối cùng Zenobia đã kết hôn với một người đàn ông La Mã giàu có và sống nốt phần đời còn lại trong một biệt thự tiện nghi bên sông Tiber.
Dù những ngày tháng cuối cùng ra sao, Zenobia ngày nay vẫn được nhớ đến như một trong những nữ hoàng quyền lực nhất trong lịch sử.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Như người ta thường nói: “Khi tre nở hoa, hãy di chuyển ngay lập tức”. Khi tre nở hoa đáng sợ thế nào?
Việt Nam phát hiện loại gỗ quý hiếm bậc nhất thế giới, trị giá hơn 600 tỷ đồng, là gỗ gì?
Tôn Ngộ Không thành Phật mới hay có một nữ yêu khiến ngay cả Như Lai cũng phải kiêng dè, cung kính, nàng là ai?
Vị tướng mạnh nhất Tam Quốc không phải là Lữ Bố hay Triệu Vân mà là hắn
Người phụ nữ nghèo đổi đời nhờ nhặt được viên ngọc trai quý hiếm trong lúc nấu ăn, trị giá bằng cả căn nhà
Trong 'Tây Du Ký', con quái vật duy nhất đã hơn một lần ăn thịt Đường Tăng, bạn có biết đó là ai không?