Khoa học có bước tiến vĩ đại khi phát hiện sóng hấp dẫn từ hố đen
Sóng hấp dẫn đã được nhà vật lý thiên tài Abert Einstein phỏng đoán cách đây gần 1 thế kỷ trong thuyết Tương đối rộng. Sóng hấp dẫn là những gợn sóng nhỏ trong cơ cấu của không gian- thời gian, lan đi trong vũ trụ với tốc độ của ánh sáng. Khoảng 1,3 tỷ năm sau từ sau vụ va chạm của hai hố đen, sóng hấp dẫn này mới lan đến Trái Đất và được hai thiết bị dò laser khổng lồ đặt tại Mỹ bắt được vào ngày 12-8-2015.
Hai thiết bị này có tên Đài quan sát sóng hấp dẫn giao thoa kế laser (LIGO), có thể bắt được những dao động cực nhỏ trong vũ trụ, trong đó có sóng hấp dẫn.
Các nhà khoa học đã chuyển tín hiệu của sóng hấp dẫn bắt được thành sóng radio để nghe “âm thanh của vũ trụ” khi hai hố đen va vào nhau trước thời điểm loài người xuất hiện và tiến hóa.
Hố đen là một vùng trong không – thời gian mà ở đó trường hấp dẫn (lực hấp dẫn) ngăn cản mọi thứ, gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra khi lọt vào hố đen. Hai hố đen trong nghiên cứu đã “va” vào nhau khi chúng quay quanh nhau ở khoảng cách 100km. Một hố đen có kích cỡ gấp 29 lần mặt trời, hố còn lại gấp 36 lần.
Trong khoảng thời gian cực ngắn, hai hố đen với hàng tỷ tấn vật chất đã sáp nhập vào nhau và phân phối lại số vật chất này. Hố đen mới sinh ra sau cú va chạm sản sinh ra năng lượng cực lớn và năng lượng này chuyển thành sóng hấp dẫn (sóng trọng lực) lan truyền trong vũ trụ cho đến khi đến được Trái đất.
Thông qua việc phát hiện sóng hấp dẫn sẽ tạo điều kiện cho các nhà khoa học nghiên cứu sâu hơn về các hố đen- hố trọng lực thường được sinh ra khi những ngôi sao có kích cỡ cực lớn phát nổ trong vũ trụ.
Thành tựu nghiên cứu này do nhóm Ligo Collaboration phối hợp với Viện Công nghệ California (CIT), Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện, đăng trên tạp chí khoa học Physical Review Letters.
BBC dẫn lời giáo sư Karsten Danzmann đến từ Viện nghiên cứu lực hấp dẫn Max Planck và Đại học Leibniz ở Hannover (Đức)- một chuyên gia hàng đầu châu Âu về nghiên cứu vũ trụ so sánh thành tựu nghiên cứu này có giá trị ngang với việc tìm ra cấu trúc ADN. Karsten Danzmann bình luận: “Không có gì phải nghi ngờ, một phát hiện xứng đáng đoạt giải Nobel”.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao rắn lại sợ lươn? Hé lộ khả năng đặc biệt của lươn
Để giải quyết những vấn đề 'sinh lý', người xưa đã phát minh ra một căn phòng như vậy, địa vị phụ nữ thấp đến đáng thương
CLIP: Rắn hổ mang kẹt đầu trong lon bia và hành trình giải cứu đầy kịch tính
CLIP: Cảnh tượng kinh ngạc, cóc thoát chết ngoạn mục từ bụng rắn hổ mang
CLIP: Chó Pitbull anh dũng chiến đấu với rắn hổ mang, cứu mạng nhóm trẻ em đang chơi trong vườn
CLIP: Nai sừng tấm dũng cảm chiến đấu bảo vệ con trước bầy sói, kết thúc đầy cảm động