Khoa học - Công nghệ

Khôi phục Nỏ thần An Dương Vương: Nhận diện giá trị đích thực của thời đại dựng nước đầu tiên

DNVN - Thượng tướng, viện sĩ, AHLLVTND Nguyễn Huy Hiệu - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Nỏ thần An Dương Vương là bằng chứng về triều đại vua An Dương Vương và các vua Hùng, là cột mốc chủ quyền chói lọi hàng nghìn năm trong tâm trí của tất cả người con đất Việt.

Kim quang của nỏ thần rực sáng ngàn năm / Thực nghiệm bắn "nỏ thần" từ trên cao

Theo thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu, nỏ thần An Dương Vương là siêu vũ khí một lần bắn giết cả vạn quân, khiến Triệu Đà phải thua chạy.

Nỏ thần còn là bằng chứng về triều đại vua An Dương Vương và các vua Hùng, là cột mốc chủ quyền chói lọi hàng nghìn năm trong tâm trí của tất cả người con đất Việt.

Hơn 2.300 năm qua, tất cả người Việt đều biết truyện nỏ thần An Dương Vương. Rất nhiều cuốn chính sử của Việt Nam và Trung Hoa đều trùng hợp ghi lại việc Triệu Đà mang quân đánh Âu Lạc và bị đại bại nhanh chóng đến nỗi phải bỏ chạy, phải xin cầu hòa và gửi Thái tử Trọng Thủy sang hàng Âu Lạc làm con tin.

Qua chi tiết này chúng ta thấy rõ ràng, thất bại của Triệu Đà khi xâm lược Âu Lạc phải cực lớn, số quân Tần thiện chiến mà Tần Thủy Hoàng phái đi chinh phạt cùng Triệu Đà phải chết gần hết.

Bằng độc quyền sáng chế công nhận loại nỏ bắn bằng ống cùng lúc nhiều mũi tên đồng Cổ Loa của kỹ sư Vũ Đình Thanh - Cơ quan nghiên cứu sản xuất NPO Almaz, Tập đoàn hàng không vũ trụ Nga Almaz Antey.

Một điều trùng hợp tiếp theo của hàng chục cuốn chính sử của Việt Nam và Trung Hoa, theo tướng Hiệu là đều mô tả thảm bại của Triệu Đà là do nỏ thần gây ra. Ví như các sách Thái Bình Ngự Lãm, Giao Châu Ngoại Vực Ký, Cựu Đường Thư, Việt kiệu thư đã chép: bắn một phát giết chết một vạn, bắn một phát giết ba trăm người; bắn ba phát giết chết ba vạn, bắn một phát giết một vạn quân, bắn một phát giết chết hàng vạn người; mỗi phát tên xuyên qua hơn chục người.

“Căn cứ vào những thông số rõ ràng, logic của rất nhiều cuốn chính sử của Việt Nam và Trung Hoa nêu trên, chúng tôi tin rằng sự tồn tại của vũ khí nỏ thần, một loại vũ khí cách đây 2.300 năm nhưng rất uy lực, một phát bắn phải giết chết cả vạn quân là có thực. Từ đó chúng tôi quyết tâm thực hiện việc phục dựng Nỏ Thần”, tướng Hiệu khẳng định.

Truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV9/ CNTV nói về cuốn sử Trung Hoa mô tả về Nỏ Thần.

Sau bốn năm miệt mài nghiên cứu và thử nghiệm, trên cơ sở các mũi tên đồng do khảo cổ học phát hiện được ở Cổ Loa, trên cơ sở hình ảnh ống tên trong các lễ hội rước Nỏ Thần của người dân Cổ Loa trước Cách mạng tháng Tám, Kỹ sư Vũ Đình Thanh - Cơ quan nghiên cứu sản xuất NPO Almaz, Tập đoàn hàng không vũ trụ Nga Almaz Antey xác định, nỏ thần An Dương Vương hoàn toàn có thật.

Nếu đặt nỏ thần ở vị trí cao 56m thì 1 vạn mũi tên đồng Cổ Loa hoàn toàn có thể xuyên giáp tiêu diệt 1 vạn tên địch. Điều này cũng lý giải việc sử sách Việt Nam và Trung Hoa cổ đại đều ghi thành Cổ Loa hình con ốc cao chót vót.

Loại nỏ bắn bằng ống cùng lúc được cả 1 vạn mũi tên đồng Cổ Loa xa đến 1.000m đã được Kỹ sư Vũ Đình Thanh đăng ký độc quyền sáng chế toàn thế giới. Đây cũng là hình thức chính thức toàn thế giới công nhận Nỏ Thần của Việt Nam.

Sau khi tìm hiểu, kỹ sư Thanh nhận thấy, nỏ thần bắn cùng lúc nhiều mũi tên bằng ống đã được rất nhiều cuốn chính sử Trung Quốc ghi lại. Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV9/CNTV còn có hẳn một chương trình về loại nỏ này.

Chương trình này vẫn phát trên YouTube của CCTV9/CNTV nhưng các nhà khoa học Trung Quốc không phục dựng được loại nỏ này. Tất cả các thử nghiệm đều thất bại, chùm tên bay có 2m. Đây là điều khẳng định sự thật hiển nhiên, Nỏ Thần có tồn tại và bắn bằng ống, Việt Nam chúng ta đã có độc quyền sáng chế cho loại nỏ này.

“Chúng tôi liên tiếp thực hiện việc bắn nỏ thần phục dựng, đăng video khắp nơi, bắn cùng lúc 30 mũi tên đồng Cổ Loa, bắn được khoảng cách lên tới 200m. Đồng thời, phát hiện nguyên lý sát thương của nỏ thần chính là nguyên lý đạn chùm flechette ngày nay - các mũi tên xuyên giáp, giết giặc nhờ sức hút của trái đất khi thả từ trên cao xuống”, kỹ sư Thanh nói.

Nhiều nhà khoa học thế giới, trong đó có hai nhà khoa học nổi tiếng là GS, TSKH Vladimir Koroman - tổng công trình sư đóng 14 tầu ngầm, nguyên viện trưởng Viện Kỹ thuật hải quân Brodarski institute Croatia và TS Vật lý Ivan Vileghanin - tổng công trình sư hệ thống tên lửa S450 của Tập đoàn Almaz Antey xác nhận: nỏ thần làm từ các vật liệu từ thời An Dương Vương do hàng chục người vận hành hoàn toàn có khả năng bắn chết cả vạn quân nếu được đặt ở vị trí cao từ 18m trở lên.

Sức mạnh khủng khiếp của nỏ thần được tạo thành bởi 2 nguyên lý. Đó là nguyên lý đạn chùm flechette ngày nay: thả mũi tên Cổ Loa từ 18m trở lên thì mũi tên lao vào phần dễ sát thương nhất từ phía trên, với hiệu ứng quay quanh trục nên tiêu diệt hết mọi kỵ binh và bộ binh.

Nếu độ cao đủ lớn, mũi tên hoàn toàn có thể xuyên giáp, thậm chí xuyên táo 10 tên giặc là hiện tượng thường xuyên. Mũi tên đồng Cổ Loa chính là đạn chùm sát thương từ trên cao chứ không phải bay ngang như các mũi tên thông thường.

Hình ảnh các nhà khoa học Trung Quốc phục dựng lại nỏ thần An Dương Vương nhưng không thành công và hình ảnh Nỏ Thần của người dân Cổ Loa xưa trong lễ hội rước Nỏ Thần trước Cách mạng Tháng 8.

Nguyên lý tiếp theo là bắn nỏ bằng ống, bắn cùng lúc cả hàng nghìn đến vạn mũi tên đồng Cổ Loa. Nguyên lý này là duy nhất trên toàn thế giới.

Việc hàng nghìn năm qua không ai phục dựng được Nỏ Thần, kể cả các nhà khoa học Trung Quốc đã chứng minh nỏ thần chỉ có một. Đây là loại nỏ rất to mà địch nhìn thấy được từ xa, khi bắn cả vạn mũi tên đồng mới được làm ra còn sáng mầu đồng sẽ tạo vầng hào quang rực rỡ gọi làm kim quang.

“Vì bắn bằng ống nên lẫy nỏ rất có thế là vuốt rùa mà qua thực nghiệm chúng tôi đã xác nhận điều này. Như vậy mô tả về nỏ thần xưa “Kim Quang Linh Trảo Thần Nỏ” là hoàn toàn chính xác. Sử sách xưa ghi thành Cổ Loa hình con ốc cao chót vót là hoàn toàn hợp lý, trùng hợp với việc để sát thương khủng khiếp mũi tên đồng Cổ Loa phải được bắn từ trên cao”, kỹ sư Thanh nói.

Cũng theo kỹ sư Thanh, công nghệ xây thành xưa không có cần cẩu như hiện nay nên phải xây từng tầng một. Để xây được thành cao, người xưa xây vòng thành thứ nhất cao độ 5-6m, sau đó trên mặt vòng thành thứ nhất xây tiếp vòng thứ 2 lên cao.

Cứ thế dần dần 9 vòng lên cao, mỗi vòng cao độ 6m. Tổng cộng thành Cổ Loa xưa cao 9 x 6 = 54 m đến 56 m là hoàn toàn hợp lý. Từ độ cao này có thể bắn xuyên giáp.

Cách xây hình con ốc này vừa giúp xây thành được cao, đồng thời giúp cho thành đứng vững hơn không bị đổ. Trên tầng thành thứ 9, quân ta có thể cơ động nỏ thần bắn mọi hướng.

93kg/1 vạn mũi tên đồng mà khảo cổ tìm được rất có thể là phục vụ cho một lần bắn và nơi tìm thấy kho mũi tên 1 vạn mũi tên đồng này có thể là dấu vết của vòng thành xưa. Vì theo sử sách, tòa thành tiên xây rộng hơn 1 nghìn trượng, tức 4,7km.


Hà Anh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm