Phát hiện một bộ lạc có bàn chân khỉ
Các nhà nhân chủng học cho biết những người Pichmê trong bộ tộc Twa có hai bàn chân rất độc đáo cho phép họ leo cây giống như những con tinh tinh.
Bộ lạc nguyên thủy bậc nhất thế giới: Chuyên ăn thịt khỉ, ngón chân chỉ có 1 đốt / Chuyện về bộ lạc man rợ sống trong hang núi Tasaday và cú lừa ngoạn mục khiến cả thế giới tin sái cổ
Những người Pichmê trong bộ tộc Twa có hai bàn chân rất độc đáo cho phép họ leo cây giống như những con tinh tinh.
Có thể chính tổ tiên của chúng ta nhờ các cơ bắp tương tự có thể sống đồng thời trên các trảng cỏ (savan) và trong rừng rậm.Đó là nội dung của một công trình nghiên cứu, đăng trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences.
TS Nathaniel Dominy, Trường Địa học Dartmouth ở Hanover, một trong những tác giả của bài báo cho biết: "Сấu tạo chân của người Australopithecus afarensis (người cổ từng sống ở Đông Phi, gấn như đã bị tuyệt chủng, chỉ còn lại rất ít) có mắt cá chân cứng và bàn chân uốn cong không có khả năng cầm nắm. Những đặc tính giải phẫu chân của họ chứng tỏ rằng họ không thích nghi với việc leo cây và vì vậy họ chỉ có thể sinh sống ở những địa điểm bằng phẳng trong rừng”.
Nhóm các nhà nhân chủng học do Vivek Venkataraman, Trường ĐH Dartmouth dẫn đầu đã bác bỏ quan điểm này sau khi đã bỏ thời gian đi điều tra trên thực địa, tìm hiểu cuộc sống của những bộ tộc người bị “mắc kẹt” trong chế độ xã hội nguyên thuỷ.
Để kiểm chứng những tin đồn về các bộ tộc thổ dân chủ yếu vào rừng rậm tìm kiếm những tổ ong hoang dã, nhóm nghiên cứu đã lên đường đến khu rừng rậm trên lãnh thổ nước Cộng hoà Dân chủ Congo.
Một số bộ lạc Pichmê thuộc tộc người Twa và Bachiga cư trú ở khu vực giữa Congo. Đa số người Twa vẫn kiếm ăn bằng cách săn bắt và hái lượm, trong khi người Bachiga đã biết sống bằng trồng trọt và chăn nuôi.
Ông Venkataraman và những đồng nghiệp nhận thấy rằng, thời gian chủ yếu của người Twa là ở trên cây, tại các ngọn cao chót vót để tìm mật ong và quả dại. Khác với các bộ lạc nguyên thuỷ khác ở châu Á và châu Phi, họ cực kỳ khéo léo hầu như chẳng bao giờ họ chết vì ngã từ cây cao xuống đất. Hiện tượng này khiến các nhà nhân chủng học rất chú ý và chụp rất nhiều bức ảnh đặc tả cách leo trèo của họ.
Quan sát kỹ những bức ảnh, các nhà nhân chủng học phát hiện bàn chân của những thổ dân có thể uốn cong cực kỳ giỏi, tới 45 độ trong khi người thường không thể vượt quả 12 độ. Сhình vì thế người Picmê có thể trèo lên những thân cây gần như thẳng đứng, điều mà chỉ những con tinh tinh thường làm.
Để tìm hiểu nguyên nhân, họ đã đưa những người thổ dân độc đáo này đến bệnh viện chụp rơnghen và siêu âm để nghiên cứu cấu tạo xương và cơ. Họ nhận thấy về mặt giải phẫu, mắt cá và bàn chân của người Pichmê chẳng khác chút nào với xương và chân của những người bình thường.
Tuy nhiên cơ bắp tại đầu gối của người Pichmê khác hẳn với cơ bắp của những dân tộc khác ở châu Phi. Chúng dài hơn và mềm dẻo hơn nhiều so với những cơ “bình thường”. Rất có thể là tính chất này của cơ bắp đã khiến người Pichmê uốn được chân với những góc lớn, giúp bộ tộc người này đi lại một cách dễ dàng và an toàn trên cây.
Nghiên cứu cấu tạo đặc biệt của những mô mềm nơi chân người hiện đại cho phép họ giả định rằng do thích nghi họ đã khác xa với tổ tiên của mình, trong đó có người Australopithecus Afar bắt đầu đứng thẳng và đi bằng hai chân.
Như vậy, Venkataraman và các đồng nghiệp kết luận mắt cá chân và các phần khác của chân là một dấu hiệu chứng tỏ rõ ràng rằng chủ sở hữu của những đôi chân này sống ở vùng đồng bằng chứ không phải trong rừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo