Thành Cổ Loa được xây theo vết dấu chân thần Kim Quy
Thực nghiệm bắn "nỏ thần" từ trên cao / Bắn từ trên cao chứng minh "nỏ thần" An Dương Vương có khả năng "một lần bắn xuyên giáp vạn quân"
Tại Hội nghị sử học toàn quốc lần thứ nhất diễn ra ngày 15/6/2024, chủ đề về nỏ thần An Dương Vương đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà sử học.
Tại đây, kỹ sư Vũ Đình Thanh trình chiếu lại video nỏ thần phục dựng bắn đồng loạt các mũi tên đồng Cổ Loa. Trình chiếu cảnh chùm mũi tên y hệt như mũi tên Cổ Loa thả từ máy bay từ độ cao 80 m tiêu diệt mọi bộ binh và kỵ binh trong chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu chuyện nỏ thần của người Việt không chỉ là cây nỏ một phát bắn giết vạn quân mà còn bao điều thú vị đến không ngờ, tưởng chừng đó chỉ là truyền thuyết nhưng lại là sự thật lịch sử. Tại hội nghị sử học, kỹ sư Thanh đã giải thích nỏ thần sử dụng nguyên lý đạn chùm flechette mà người Pháp nghĩ ra trong thế chiến thứ nhất.
Đó là cách người Pháp thả những mũi tên bằng sắt có hình dáng đặc biệt y hệt như các mũi tên Cổ Loa từ độ cao 18 m trở lên. Không cần lực bắn, không cần lực nổ mà chỉ cần lợi dụng lực hút của trái đất cộng với cấu trúc mũi tên đặc biệt không bị không khí cản lại lao vào quân địch từ trên cao. Cùng lúc thả hàng nghìn hàng vạn mũi tên vào đội hình bộ binh và kỵ binh địch y hệt như nỏ thần khi xưa gây ra cái chết tức thì của toàn bộ quân thù.
Kỹ sư Thanh chia sẻ, nghiên cứu vũ khí của người Việt tức là nghiên cứu di sản văn hóa của tổ tiên đã mang lại cho ông rất nhiều bất ngờ thú vị và rất đáng tự hào.
Cũng trong buổi thuyết trình tại hội nghị sử học, rất nhiều nhà sử học sau khi xem video và hiểu về nguyên lý sát thương của của nỏ thần cần bắn từ độ cao 18 m trở lên đã đồng tình với cách lý giải của kỹ sư Thanh về thành Cổ Loa mà sử sách ghi là hình con ốc và cao chót vót như núi Côn Lôn.
Cao là để cho các mũi tên đồng có năng lượng lớn rơi vào đầu giặc, để xây cao thì người xưa vì không có cần cẩu nên phải xây lần lượt từng vòng một lên cao như con ốc. Quan trọng hơn, cả với cấu trúc hình con ốc tức càng lên cao càng nhỏ giúp thành đứng vững không bị đổ.
Kỹ sư Thanh còn tìm ra một điều kỳ lạ nữa gắn liền với cái tên khác của thành Cổ Loa. Tường thành Cổ Loa quanh co hoàn toàn trùng hợp với truyền thuyết về rùa vàng - thần Kim Quy. Rùa vàng có cách đi quanh co, uốn lượn và nếu xây thành đúng theo các bước đi của thần Kim Quy thì thành sẽ đứng vững hơn rất nhiều so với tường xây thẳng.
Là đại diện và chuyên gia của Tập đoàn Almaz Antey - tập đoàn sản xuất tên lửa phòng không số 1 thế giới, với 11.520 tiến sĩ, kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật - kỹ sư Thanh rất bận rộn nhưng ngày ngày anh vẫn dành thời gian nghiên cứu về vũ khí, di sản văn hóa của tổ tiên. Đúng như lời dạy của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, văn hóa còn là dân tộc còn, kỹ sư Thanh đã phục dựng được vũ khí cung, nỏ vô cùng uy lực huyền thoại của người Việt xưa.
Đó là nỏ thần An Dương Vương đã bắn chết 50 vạn quân Tần mà chính sử Trung Quốc sách Việt Kiều thư có ghi: "Đông Man xưa ở nước Nam Việt về thời Tần rất mạnh, về phép dùng nỏ thì lại càng giỏi lắm, mỗi phát tên bằng đồng xuyên qua hơn chục người". Đây chính là vũ khí uy lực để danh tướng Cao Lỗ lấy làm cơ sở chế ra nỏ thần An Dương Vương.
Kỹ sư Thanh bày tỏ sự trân trọng với các nhà báo viết về nỏ thần. Các thông tin mà báo chí thời gian qua đăng tải giúp người đọc suy ngẫm và hiểu sâu hơn về nỏ thần An Dương Vương. Qua đó, hiểu sâu hơn về tổ tiên mình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
OpenAI mất lợi thế độc nhất trên 365 Copilot sau quyết định của Microsoft
Cách xác thực tài khoản Facebook để tránh bị khóa 2025
Nga lên kế hoạch thực hiện 15 vụ phóng tên lửa Angara từ năm 2027 đến 2033
Đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo
Nhìn lại thế giới 2024: Bản giao hưởng vang khắp không gian