Không "cởi mở” mạnh, không thể đột phá: Động lực cho nền kinh tế
Không được để vuột mất các cơ hội
Tạm mặc định có 3 yếu tố có thể là động lực cho nền kinh tế phát triển đó là: Yếu tố kinh tế quốc tế có thuận lợi đặc biệt cho kinh tế VN; yếu tố vốn đầu tư cho phát triển; và ở VN có yếu tố thứ 3 rất quan trọng đó là chính sách đặc biệt (kiểu như khoán 100, khoán 10...).
Trong 10 năm qua, VN đã hai lần gặp thuận lợi lớn trong việc mở cửa nền kinh tế, đó là trở thành thành viên của WTO và trở thành đối tác thương mại chính thức của Hoa Kỳ. Hai lần đó, VN chưa thực sự tận dụng được các lợi thế cho riêng mình, mà tận dụng lợi thế đó cho đối tác thứ ba nhiều hơn.
Theo dự kiến trước đây, cuối năm 2013, VN sẽ trở thành đối tác của những nền kinh tế lớn và văn minh khi tham gia TPP, nhưng cuộc đàm phán cuối năm còn chưa đi đến kết quả. Và VN chưa xác định được sẽ có bao nhiêu phiên đàm phán nữa, để trở thành thành viên TPP, vì nó còn phụ thuộc vào ý chí của các quốc gia đối tác.
Giả sử thuận lợi, ngay từ bây giờ, các ngành kinh tế, các DN, bộ phận tham mưu của các cấp, bộ phận chỉ huy tối cao đã phải được hình thành và hoạch định chiến lược cho chương trình tham gia TPP.
Nếu không có giải pháp thích hợp, chúng ta lại giẫm vào vết chân cũ: Vào TPP để xuất khẩu hộ Trung Quốc và các quốc gia khác. Có một kinh nghiệm xin được dẫn ra: Trung Quốc có một tổ chức gọi là Ban biên mậu, nắm rõ và chỉ đạo việc mua bán từng loại hàng hóa và giá cả từng ngày ở từng cửa khẩu quốc gia.
Chờ chính sách cởi mở mạnh mẽ
Về vốn, VN đang bị ám ảnh bởi hai "bóng ma" là lạm phát và nợ xấu ngân hàng. Chống lạm phát, VN buộc phải thắt chặt chính sách tài khoá, trong đó có hạn chế đầu tư công. Nguồn vốn ngân sách sẽ rất hạn chế và sẽ chỉ đầu tư cho những dự án rất cần thiết và theo quy hoạch. Nợ xấu là lời cảnh báo cho toàn bộ hệ thống ngân hàng không chỉ trong ngắn hạn.
Bởi thế, ngân hàng sẽ cảnh giác hơn mức cảnh giác cần thiết. Các DN đã khó khăn sẽ tiếp tục khó hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Theo một điều tra mới nhất, các DN phi nhà nước có cơ cấu vốn: Một sở hữu, hai đi vay; các DNNN: Một sở hữu, ba đi vay. Thực trạng này sẽ làm triệt tiêu những yếu tố đã sẵn có của DN vì thiếu vốn. Nguồn vốn thứ ba là vốn vay ODA. Theo dự báo, vốn ODA năm 2014 không khó khăn, nhưng chắc chắn, năm 2014, Nhà nước quản lý rất chặt chẽ.
Nếu có chính sách ổn định, khôi phục được lòng tin trong công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thì nguồn vốn trong dân sẽ được huy động cho phát triển kinh tế. Điều này, các nhà kinh tế chưa quan tâm đúng mức. Nay thì rất cần sự quan tâm ấy. Một giải pháp khác để hạn chế mất vốn ngân hàng mà các DN vẫn tiếp cận được vốn là: Học cách cho vay vốn, theo dõi dòng tiền, áp dụng giao dịch chỉ trong tài khoản mở tại ngân hàng mình..., thay cho việc “cho vay kiểu cầm đồ” sẽ gỡ được phần nào vốn cho nền kinh tế.
Các nhà quản lý vĩ mô đã từng ban hành các chính sách để cứu các ngành kinh tế, nhưng thực sự chính sách khó đi vào cuộc sống. Ví dụ: Gói 30.000 tỉ đầu tư cho thị trường bất động sản, đến nay mới chỉ giải ngân được 2%. Tiền có sẵn, rất nhiều DN và người tiêu dùng bất động sản cần tiền mà tiền vẫn nằm trong kho. Chính sách có vấn đề hay chính sách không vào cuộc sống?
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương