Ai giúp các nông hộ giảm giá thành sản xuất lúa?
Người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lối sống lành mạnh và bền vững / 75% mã sản phẩm đóng góp chưa tới 2% doanh thu toàn bộ ngành hàng tiêu dùng nhanh
Khi “bão giá” phân bón và các vật tư đầu vào chưa hạ nhiệt, liệu việc giảm giá thành sản xuất lúa trong thời gian tới có là "nhiệm vụ bất khả thi".
Ở tỉnh Kiên Giang, trong vụ lúa Đông Xuân 2021-2022 kế hoạch gieo trồng là hơn 283.000ha, với sản lượng dự kiến đạt 2,1 triệu tấn. Theo ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, điều mong mỏi của các nông hộ trong lúc này là được hỗ trợ kéo giảm chi phí sản xuất.
Lo chi phí giữa “bão giá”
“Chúng tôi rất mong các bộ ngành Trung ương có giải pháp kéo giảm giá phân bón và quản lý giá cả, chất lượng các loại giống vật tư nông nghiệp nói chung”, ông Toàn nói.
Kéo giảmgiá thành sản xuất lúa để có lợi nhuận là điều mong mỏi ở cấp nông hộ trong lúc này. |
Còn tại Cần Thơ, dự kiến xuống giống gieo trồng 76.290ha lúa trong vụ Đông Xuân 2021-2022. Thành phố này đang hỗ trợ, hướng dẫn nông dân chuẩn bị nguồn giống và thực hiện các giải pháp chủ động giảm chi phí.
Trong khi đó, ở Hậu Giang, để sản xuất lúa Đông Xuân 2021-2022 đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh này đã vận động các nông hộ sử dụng phân bón hợp lý trong điều kiện giá phân bón tăng cao như hiện nay.
Để giảm chi phí sản xuất lúa giữa bối cảnh giá phân bón vẫn rất cao, cộng với tình hình khó khăn của dịch Covid-19, tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT cùng phối hợp để có giải pháp hỗ trợ, cụ thể hóa phương pháp bình ổn giá phân bón để nông dân sản xuất lúa.
Trong vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2021, toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dự kiến gieo trồng 1,52 triệu ha với sản lượng dự kiến 11 triệu tấn, tăng 35.200 tấn so cùng kỳ.
Tuy nhiên, điều mong mỏi của các nông hộ là kéo giảm được giá thành sản xuất lúa khi mà “bão giá” phân bón được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng cho đến hết năm 2021.
Cần nhắc lại, giá thành bình quân trong vụ sản xuất lúa hè thu 2021 vừa qua đã đạt 3.713 đồng/kg, tăng 222 đồng/kg so với vụ hè thu năm 2020 và là mức giá thành sản xuất cao nhất trong 3 năm trở lại đây ở ĐBSCL.
Việc tăng giá thành sản xuất lúa có nguyên do chính từ việc tăng mạnh giá phân bón (chiếm 21 - 22% trong giá thành) và tăng giá thuốc bảo vệ thực vật (chiếm 15 - 17% trong giá thành). Ngoài ra, gánh nặng của giá thành còn phải kể đến các chi phí về giống, tưới tiêu, thu hoạch, vận chuyển, bao bì, thuê nhân công lao động…
Điều đáng nói là với giá thành sản xuất tăng cao như vậy nhưng giá lúa giảm khoảng 25% nên có nhiều nông hộ e ngại, chưa có kế hoạch tái đầu tư sản xuất cho vụ đông xuân 2021 - 2022.
Lo nhất cho giá thành sản xuất lúa vụ Đông Xuân chính là tình hình giá phân bón được dự báo bước vào chu kỳ tăng giá mới trong thời gian tới. Ngày 6/10/2021, theo thông tin từ một số doanh nghiệp nhập khẩu phân bón cho biết, họ đã nhận được bảng giá chào hàng cao hơn so với tháng 8/2021 khá nhiều, thậm chí không dám nhập khẩu.
Giảm đầu vào để tự cứu mình
Với tình hình tăng giá phân bón như vậy, nông dân Nguyễn Văn Chín ở huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp) đặt dấu hỏi như vậy làm sao giảm được giá thành sản xuất lúa cho vụ Đông Xuân này?
Theo ông Chín, với mỗi vụ lúa, giá phân bón chiếm khoảng 1/4 chi phí sản xuất. Thế nhưng, khi mà ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm cho giá lúa giảm, còn giá phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không ngừng tăng thì chuyện nông dân ngại đầu tư cho vụ mới là khó tránh khỏi.
Nhìn vào tình hình giá thành sản xuất lúa tăng cao như hiện nay, mà nguyên nhân chính đến từ giá phân bón, giá thuốc bảo vệ thực vật, nhiều ý kiến cho rằng các nông hộ cần cố gắng giảm chi phí đầu vào, sử dụng phân bón hợp lý hơn.
Ngoài ra, như lời khuyên của ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các nông hộ nên giảm giống lúa nhằm giảm các chi phí về sau, giúp giảm sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công lao động. Bởi vì công lao động cũng chiếm tới 25% và giống chiếm khoảng 10% trong giá thành sản xuất lúa.
Theo giới chuyên gia, trong sản xuất lúa ở cấp nông hộ thì người nông dân vẫn đang sử dụng quá lãng phí phân bón và các vật tư đầu vào khác. Họ sợ rủi ro, chỉ nghĩ đến tăng năng suất thay vì phải tăng hiệu quả và không biết rằng giảm chi phí sẽ tăng được lợi nhuận.
Cho nên, để giảm giá thành cho vụ lúa Đông Xuân 2021 - 2022 ở ĐBSCL, rất cần cấp nông hộ thay đổi tư duy về sử dụng phân bón và vật tư đầu vào. Nhất là cần có những sáng kiến thúc đẩy giảm sử dụng vật tư đầu vào nhưng vẫn quản lý tốt quá trình sản xuất lúa đã cho thấy những tiềm năng to lớn có thể giảm chi phí vật tư.
Như ở tỉnh Hậu Giang, để sản xuất lúa Đông Xuân đạt hiệu quả, ngành nông nghiệp tỉnh đã nhấn mạnh đến việc ưu tiên nhân rộng áp dụng các gói kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, chương trình IPM… nhằm giảm giá thành.
Với phương pháp “3 giảm, 3 tăng”, tức là giảm lượng giống gieo, giảm lượng phân bón, giảm thuốc trừ sâu và tăng năng suất, tăng chất lượng, tăng hiệu quả. Còn với “1 phải, 5 giảm” là phải sử dụng giống xác nhận để sản xuất lúa hàng hóa; giảm giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chi phí bơm tát, thu hoạch và thất thoát sau thu hoạch để tăng lợi nhuận.
Có thể nói, để giảm giá thành sản xuất lúa trong bối cảnh đầy thách thức như hiện tại không có cách nào là cấp nông hộ trồng lúa cần chuyển đổi theo theo hướng tăng giá trị, giảm đầu vào. Đó là cách thức khả thi nhất để các nông hộ tự cứu mình trong lúc này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Honda chính thức ra mắt ‘vua côn tay’ 250cc mới chất hơn Winner X, trang bị đè bẹp Exciter, giá mềm
"Vua côn tay" giá 30 triệu của Honda sắp về thị trường Việt: Trang bị phanh ABS như SH, hiệu năng ấn tượng, ăn 1,93 lít/100 km
Xe tay ga Honda Việt Nam từng xuất khẩu Nhật có bản mới: Ăn xăng 1,32L/100km, giá quy đổi dưới 40 triệu
Smartphone Oppo cấu hình ‘khủng’, chống nước, pin 6.400 mAh, giá rẻ bất ngờ
Đối thủ của Ford Everest ra mắt: Thiết kế hầm hố, công suất 215 mã lực, giá hơn 1,1 tỷ đồng
Smartphone chống nước, chip Dimensity 7300-Energy, pin 6.000mAh, giá ‘hạt dẻ’