Kinh doanh và tiêu dùng

Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Trung Quốc đã tìm ra "thiên đường" mới để tiêu thụ xe điện với mối quan hệ cộng sinh cực hấp dẫn

Thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới có nhiều tiềm năng để các nhà sản xuất Trung Quốc khai phá.

Bảng giá xe Mercedes-Benz tháng 6/2024: Thêm lựa chọn mới / Bảng giá xe MG tháng 6/2024: Giảm giá sốc, thêm sản phẩm mới

Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Trung Quốc đã tìm ra

Sau các quyết định của Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ nhắm vào xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, nhiều chuyên gia cho biết Ấn Độ có thể trở thành điểm đến mới của các nhà sản xuất xe điện (EV) nước tỷ dân.

>> Xem thêm: Bất ngờ với giá bán lại của Ford Everest tại Việt Nam sau 5 năm sử dụng

Tuy nhiên, các nhà phân tích lưu ý rằng Ấn Độ sẽ lo ngại về việc trao quá nhiều quyền tiếp cận thị trường cho Trung Quốc, dù được hưởng lợi từ sự gia tăng đầu tư của nước này. Họ cũng muốn tránh trở thành nơi tiêu thụ cho lượng lớn xe điện Trung Quốc, điều này có thể gây hại cho các doanh nghiệp trong nước.

“Trung Quốc sẽ cố gắng tìm nơi để tiêu thụ. Ấn Độ đã tăng cường phòng thủ mạnh mẽ để ngăn chặn việc bán phá giá. Sẽ có cách để Ấn Độ và Trung Quốc hợp tác cùng nhau”, Utkarsh Sinha, Giám đốc điều hành của ngân hàng đầu tư Bexley Advisors nhận định.

>> Xem thêm: Xe điện Aion Hyper HT nhận đặt cọc tại Việt Nam: Cửa cánh chim, tầm vận hành lên tới 770 km

Thị trường xe điện Ấn Độ vẫn còn nhiều tiềm năng

Bất chấp lo ngại về việc bán phá giá, các chuyên gia cho rằng sự gia nhập của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc mang lại cơ hội cho thị trường Ấn Độ.

“Những động thái như thế này sẽ tạo ra các trung tâm sản xuất - cho dù đó là Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, những chiếc xe điện đó cần phải đến Mỹ hoặc EU từ đâu đó và không có gì ngăn cản Ấn Độ trở thành cơ sở sản xuất cho những thứ này… Và đó cũng có thể là một cách để có mối quan hệ cộng sinh với Trung Quốc”, ông Utkarsh Sinha cho biết.

>> Xem thêm: SUV lớn ngang Hyundai Santa Fe, tiết kiệm xăng hơn xe máy, giá từ 390 triệu đồng

Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Trung Quốc đã tìm ra

Tata Motors là nhà sản xuất xe điện dẫn đầu thị trường Ấn Độ

Ngoài ra, liên doanh với các công ty Trung Quốc có thể giúp Ấn Độ phát triển năng lực sản xuất của riêng mình.

>> Xem thêm: Hãng xe vừa vào Việt Nam ra mắt "bom tấn" SUV giá rẻ: ngang cỡ Hyundai Creta, tiêu thụ nhiên liệu 6,89 lít/100 km

Các nhà sản xuất xe điện Ấn Độ – bao gồm cả công ty dẫn đầu thị trường Tata Motors – phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc về pin và chất bán dẫn.

Đồng thời, Ấn Độ cũng sẽ cần đầu tư nước ngoài để phát triển lĩnh vực xe điện và giải quyết các vấn đề hiện có, như thiếu cơ sở hạ tầng trạm sạc và chi phí phương tiện cao.

>> Xem thêm: Toyota Hilux sắp có phiên bản chạy hydro

 

Lĩnh vực xe điện của Ấn Độ vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, mặc dù nước này là quốc gia đông dân nhất thế giới và là thị trường ô tô lớn thứ ba thế giới.

Năm 2023, chỉ có 2% – tương đương khoảng 900.000 xe – trong tổng số ô tô bán ở Ấn Độ là xe điện. Chính phủ đặt mục tiêu nâng con số này lên 30% vào năm 2030 và đang thúc đẩy sản xuất xe điện và các bộ phận của chúng trong nước nhiều hơn.

 

Chính phủ cũng đưa ra các ưu đãi tài chính cho các công ty sản xuất ô tô ở Ấn Độ, cũng như trợ cấp cho người mua xe điện.

Thuế nhập khẩu xe điện hiện dao động từ 70 - 100% tùy thuộc vào giá trị của chúng. Nhưng vào tháng 3, chính phủ đã giảm thuế đối với ô tô cao cấp – trị giá ít nhất 35.000 USD – xuống 15%, đây là một động thái được xem là trải thảm đỏ cho nhà sản xuất ô tô Tesla của Mỹ.

Cơ hội nào cho các nhà sản xuất Trung Quốc?

Tiềm năng thị trường của Ấn Độ đã thu hút các hãng xe điện thuộc sở hữu của Trung Quốc, bao gồm cả công ty dẫn đầu thị trường BYD và MG Motor. Tuy nhiên, những nỗ lực thâm nhập của các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc chưa có những tiến triển khả quan.

Năm ngoái, BYD đã hủy bỏ kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD với đối tác liên doanh địa phương sau khi đề xuất của họ bị các nhà chức trách Ấn Độ xem xét kỹ lưỡng

 

Năm 2022, nhà sản xuất xe thể thao đa dụng lớn nhất Trung Quốc Great Wall Motors đã rời Ấn Độ sau nỗ lực kéo dài 2 năm nhằm mở rộng hoạt động tại nước này.

Bị Mỹ và châu Âu làm khó, Trung Quốc đã tìm ra

Dinesh Arjun, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của công ty khởi nghiệp xe điện Raptee của Ấn Độ cho biết: “Họ đã phải rút lui hoàn toàn chỉ vì những quy định ở đây về cách có thể thành lập công ty. Chúng tôi cũng gặp vấn đề tương tự với MG Motor, công ty thuộc sở hữu của một tập đoàn Trung Quốc. Tuy nhiên, MG đã tìm ra cách để ở lại Ấn Độ bằng cách thu hút một đối tác địa phương”.

Mặc dù Ấn Độ cần đạt được sự cân bằng phù hợp với ngành công nghiệp nội địa nhưng các chuyên gia cho rằng, việc mở cửa cho các thương hiệu Trung Quốc và nước ngoài khác có thể giúp ngành này tăng tốc.


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm