Đảm bảo nguồn cung thịt lợn
Siêu thị Hà Nội đầy ắp hàng hóa, giá cả ổn định / Bao lâu nên điều chỉnh giá điện một lần?
Theo đó, đến nay cả nước có 98,7% số xã có bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã qua 30 ngày; trong đó có 39 tỉnh, thành phố đã hết bệnh DTLCP. Từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước chỉ phát sinh thêm 24 ổ dịch bệnh DTLCP làm 20.177 con lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy. Dự kiến hết tháng 3, tổng số lợn buộc phải tiêu hủy trong tháng dưới 4.000 con, giảm 46% so với tháng 2/2020.
Báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành chăn nuôi và thú y của các tỉnh, thành phố cho thấy, đến ngày 10/3/2020, tổng đàn lợn của cả nước đạt gần 24 triệu con, bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh DTLCP (khoảng 31 triệu con vào tháng 12/2018). Hiện, có 9 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn bằng hoặc cao hơn trước khi có bệnh DTLCP, bao gồm: Yên Bái, Hòa Bình, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, và Cà Mau. Tổng đàn lợn của các địa phương này là 3,64 triệu con.
Ngay từ tháng 7/2019 (sau khi bệnh DTLCP đi qua đỉnh điểm), Bộ NN&PTNT đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều cuộc họp với tất cả 18 doanh nghiệp chăn nuôi lớn, điển hình như Công ty CP Việt Nam, Công ty Dabaco…. để chỉ đạo việc tăng đàn, giảm giá bán thịt lợn cũng như thành lập nhiều đoàn công tác đến các địa phương để kiểm tra tình hình phòng, chống bệnh DTLCP, hướng dẫn, đôn đốc việc chỉ đạo nuôi tái đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học và an toàn dịch bệnh. Tuy nhiên, thời gian phục hồi đàn lợn cần khoảng 5-7 tháng.
Do đó, từ tháng 1/2020 đã có sản phẩm của lợn nuôi tái đàn. Nhiều địa phương đã nuôi tái đàn thành công khẳng định việc nuôi tái đàn đã có kết quả, lượng thịt lợn đủ cung ứng cho nhu cầu của các địa phương, thậm chí có thể cung cấp cho cả các địa phương xung quanh.
Trong đó, đã có 9 tỉnh, thành phố đưa được tổng đàn lợn cao hơn so với trước khi xảy ra DTLCP: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai. Cùng với đó, 21 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn đạt 80-90% so với trước khi xảy ra dịch; 20 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn hồi phục 50-79% so với trước đây; chỉ còn 13 tỉnh, thành phố có tổng đàn lợn đạt thấp từ 31-49% so với trước.
Các doanh nghiệp chăn nuôi lớn (17 doanh nghiệp) có tổng đàn lợn giốngông bà là 97,5 nghìn con, tăng trung bình 8,24%; tổng đàn lợn thịt, lợn choai của các doanh nghiệp trong quý I/2020 dự kiến là 3,82 triệu con, tăng 17% so với số lượng lợn vào tháng 12/2018. Dự báo sản lượng lợn thịt xuất chuồng sẽ tăng cao từ tháng 3 và nguồn cung thịt lợn cho cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 4 triệu tấn (trong điều kiện kiểm soát tốt được dịch bệnh, nhất là bệnh DTLCP).
Về nhập khẩu sản phẩm thịt, theo báo cáo của các cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thuộc Cục Thú y, tổng sản lượng thịt các loại nhập khẩu từ các nước trong năm 2019 là 280.474 tấn (tăng khoảng 17% so với năm 2018 là 239.000 tấn). Năm 2020 (tính đến ngày 29/2) đã nhập khẩu 65.865 tấn thịt các loại.
Năm 2019, thịt lợn và sản phẩm thịt lợn nhập khẩu là 67.131 tấn (tăng 63% so với năm 2018), chủ yếu nhập khẩu từ các nước: Đức, Ba Lan, Braxin, Canada, Mỹ. Năm 2020 (hết tháng 2): nhập khẩu hơn 13.816 tấn thịt lợn, tăng 150% so với cùng kỳ năm 2019; trong đó nhập khẩu từ Canada 33,06%, Đức 25,4%, Braxin 16,10%, Ba Lan 15,81%, Mỹ 7,78%.
Đối với thịt trâu, bò và sản phẩm thịt trâu, bò, năm 2019 nhập khẩu hơn 69.013 tấn (giảm hơn 10% so với năm 2018); chủ yếu nhập khẩu từ các nước: Ấn Độ, Úc, Mỹ, Canada. Năm 2020 ((hết tháng 2) đã nhập khẩu hơn 12.459 tấn thịt bò và 12.934 tấn thịt trâu. Trong đó, thịt trâu nhập khẩu 100% từ Ấn Độ, thịt bò nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Úc, Canada.
Về thịt gia cầm và sản phẩm thịt gia cầm, năm 2019 đã nhập khẩu hơn 144.330 tấn (tăng hơn 10% so với năm 2018), chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ba Lan. Năm 2020 (tính hết tháng 2) đã nhập khẩu hơn 26.656 tấn thịt gia cầm (giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2019), chủ yếu nhập khẩu từ Mỹ, Hàn Quốc, Braxin.
Từ cuối năm 2019, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan hỗ trợ, thúc đẩy nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ và các nước có mối quan hệ thương mại (Braxin, Đức, Liên bang Nga, Úc...). Từ tháng 1/2020, Bộ NN& PTNT đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thú y làm việc với các cơ quan có thẩm quyền của Lào và Campuchia để xúc tiến các thủ tục nhập khẩu lợn sống từ các nước này theo nguyên tắc bảo đảm tuân thủ các quy định và không có nguy cơ về dịch bệnh.
Từ ngày 24-28/2/2020, Bộ NN&PTNT đã có đoàn công tác sang Mỹ để thúc đẩy thương mại nông sản giữa hai nước; trong đó có nội dung tăng nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, ngày 6/3 vừa qua, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng đã làm việc với Chủ tịch Tập đoàn Miratorg của Liên bang Nga về hợp tác thúc đẩy xuất nhập khẩu trong lĩnh vực nông lâm thủy sản; trong đó có nội dung Tập đoàn này dự kiến cuối tháng 3 sẽ có các lô hàng thịt lợn xuất khẩu sang Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quên Honda Air Blade đi, ‘vua xe ga’ mới ‘made in Thailand’ đẹp như SH Mode ra mắt giá 48 triệu đồng
Xe tay ga 150 phân khối, đậm chất cổ điển, trang bị ngang Honda SH, giá gần 46 triệu đồng
Tuyên chiến Honda Future, Yamaha ra mắt ‘xe số quốc dân’ 115cc mới tại Việt Nam, giá 30,9 triệu đồng
Ngắm xe sedan siêu sang, giá gần 3,3 tỷ đồng, ‘quyết đấu’ với Mercedes-Maybach S-Class
Quên Honda SH đi, ra mắt ‘vua xe ga’ 170cc mới đẹp long lanh giá 99 triệu đồng, có đủ ABS và TCS
Honda ra mắt ‘tân binh’ xe côn tay 125cc giá rẻ nhất 26 triệu đồng, đẹp hơn Winner X, lấn át Exciter
Sản lượng lợn thịt xuất chuồng sẽ tăng cao từ tháng 3 và nguồn cung thịt lợn cho cả năm 2020 sẽ đạt khoảng 4 triệu tấn (Ảnh: Internet)