Kinh doanh và tiêu dùng

Giảm nuôi gần 50%, giá thịt gia cầm sẽ điều chỉnh từ tháng 5?

Lượng con giống đưa vào chăn nuôi thương phẩm trong quý I/2021 của các loại gia cầm cho thịt giảm tới gần 50% so với cùng kỳ năm ngoái, lượng thức ăn gia cầm giảm khoảng 40%... Dự báo giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng và tăng cao vào thời điểm từ tháng 5-7/2021.

Người tiêu dùng Việt Nam ưu tiên lối sống lành mạnh và bền vững / Kết quả nghiên cứu: 92,8% người tiêu dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả của sản phẩm Định Áp Vương

Theo báo cáo từ Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), năm 2020, tổng đàn gia cầm cả nước đạt khoảng 510 triệu con, tăng 6,2%; sản lượng thịt gia cầm hơi đạt trên 1,42 triệu tấn, tăng khoảng 9,2%, sản lượng trứng đạt 14,5 tỷ quả, tăng khoảng 9,5% so với năm 2019.

gia-thit-gia-cam-co-xu-huong-t-9517-2666

Dự báo giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng và tăng cao vào thời điểm từ tháng 5-7/2021.

Ước tính quý I/2021, sản lượng đàn gia cầm tương đương cuối năm 2020; sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt khoảng 420 nghìn tấn, tăng 5,2%, trứng ước đạt 4,3 tỷ quả, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Lấy giá bình quân của quý I/2021 so với quý IV/2020, Cục Chăn nuôi cho biết, giá các sản phẩm gia cầm có những biến động khác biệt: đang tăng trở lại, trong đó một số sản phẩm giống tăng nhanh hơn.

Cụ thể, nhóm gà thịt lông màu: Trong khi giá gà giống tại miền Bắc và miền Trung giảm từ 12-20% thì gà con giống ở miền Nam lại tăng từ 21-40%.

Nhóm gà giống siêu thịt: giá con giống miền Bắc giảm 6,3% thì tại miền Nam tăng trung bình 20%;giá gà thịt tăng 28,5% tại miền Bắc, 10,4% tại miền Trung và 5,5% tại phía Nam.

Giá các sản phẩm vịt cũng nhích dần lên, trong đó giá vịt Super M tăng trung bình từ 15-20%.Riêng giá các sản phẩm thuộc nhóm gia cầm cho trứng vẫn ở mức rất thấp và chưa có dấu hiệu tăng trở lại (giá dao động 1.200-1.500 đồng/quả).

 

Dự báo giá các sản phẩm gia cầm đang có chiều hướng tăng và tăng cao vào thời điểm từ tháng 5-7/2021, do nguồn cung thiếu, vì lượng con giống đưa vào chăn nuôi thương phẩm trong quý I/2021 của các loại gia cầm cho thịt giảm tới gần 50% so với quý IV/2020, lượng thức ăn gia cầm giảm khoảng 40%.

Thống kê của Cục Chăn nuôi cũng cho thấy năm 2020, tổng số lượng thịt gà nhập khẩu khoảng 215 nghìn tấn, tương đương 20,4% sản lượng thịt gà sản xuất trong nước (thịt gà chiếm khoảng 74% trong tổng sản lượng thịt gia cầm).

Toàn cầu hóa về thị trường, việc hội nhập sâu rộng của Việt Nam với thế giới thông qua 15 hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (có 2 hiệp định còn đang trong giai đoạn đàm phán), trong đó khu vực CPTTP và EVFTA đều là những nước có không gian chăn nuôi lớn hơn Việt Nam, sẽ càng gia tăng áp lực về thị trường cho các sản phẩm chăn nuôi trong nước. "Cạnh tranh cả về giá và cạnh tranh cả về chất lượng và đa dạng sản phẩm sẽ tăng lên khi sản phẩm chăn nuôi của Mỹ và châu Âu như thịt gà, thịt lợn xuất vào thị trường Việt Nam", Cục Chăn nuôi đánh giá.

Trước tình trạng trên, ông Nguyễn Xuân Dương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng, cần rà soát, điều chỉnh quy mô đàn gia cầm phù hợp với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, tránh tình trạng mất cân đối cung cầu ảnh hưởng đến thị trường, giá sản phẩm gia cầm và thu nhập của người chăn nuôi.

Đồng thời, tổ chức chỉ đạo sản xuất phù hợp theo Chiến lược, với quy mô: năm 2021 tổng đàn gia cầm đạt 512,9 triệu con (trong đó đàn gà là 410,7 triệu con), sản lượng thịt gia cầm hơi xuất chuồng đạt khoảng 1,5 triệu tấn, sản lượng trứng gia cầm các loại đạt 14,7 tỷ quả.

 

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực sản xuất và kiểm soát chất lượng con giống gia cầm trong sản xuất, nhất là việc kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, lý lịch con giống và điều kiện các cơ sở chăn nuôi giống, ấp nở trứng gia cầm. Cần nhân thuần, chọn lọc nâng cao, cải tiến năng suất, chất lượng giống gà, giống vịt bản địa có nguồn gen quý, hiếm làm nguyên liệu lai tạo với các giống siêu trứng, siêu thịt cao sản; Nhập nội bổ sung giống gốc giống gia cầm cao sản phục vụ nhu cầu sản xuất giống và lai tạo giống.

Về phía doanh nghiệp, bà Phạm Thị Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty San Hàđề nghị các bộ, ngành nên có các giải pháp về chính sách, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư nhà máy giết mổ, chế biến.Việc đầu tư các nhà máy giết mổ, chế biến có thể giải quyết được phần nào tình trạng giá gà bấp bênh lúc lên, lúc xuống, lúc cần thì hàng không có, lúc có thì hàng quá rẻ làm người nông dân điêu đứng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm