Kinh doanh và tiêu dùng

Hàng hoá không khan hiếm, không tăng giá trên cả nước

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), hoạt động thương mại tại các địa phương có dịch bệnh vẫn đang diễn ra bình thường.

Hà Nội cung ứng hàng hóa đầy đủ cho người dân / Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng 5 tháng giảm 3,9%

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày gần đây, các siêu thị trên địa bàn Hà Nội đều "đầy ắp" hàng hóa, nhân viên siêu thị luôn sẵn sàng bổ sung thêm hàng. Giá cả của các mặt hàng không tăng giá mà còn có nhiều chương trình khuyến mãi lớn.

Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, ngành Công Thương Hà Nội cam kết, đảm bảo đáp ứng đầy đủ hàng hóa tiêu dùng thiết yếu, các siêu thị không tăng giá… Hà Nội đảm bảo dự trữ hàng hóa đầy đủ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân Thủ đô khi dịch COVID-19 quay lại.

Bà Lan cho hay, lượng hàng hóa thiết yếu trong tháng dịch tăng gấp 3 lần so với tháng thường. Dự kiến lượng hàng hóa chuẩn bị sẵn sàng phục vụ nhân dân trên địa bàn trong 3 tháng khoảng 194.000 tỷ đồng; lượng hàng hóa dự kiến hỗ trợ cho các tỉnh, thành phố (nếu có) khoảng 21.500 tỷ đồng.

Hàng hoá không khan hiếm, không tăng giá trên cả nước - Ảnh 1.

Hàng hoá không khan hiếm, không tăng giá trên cả nước. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

Tại TP Hồ Chí Minh, tình hình thị trường hàng hóa cũng ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, giá cả không có biến động. Một số trung tâm thương mại lớn trong thành phố có lượng khách đến mua giảm hơn so với bình thường.

Tại TP Đà Nẵng, trước thông tin về các trường hợp mắc mới COVID-19 trên địa bàn từ ngày 3/5 đến nay, tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại người dân vẫn mua hàng bình thường, chỉ có số ít người có tâm lý mua hàng dự trữ nhưng vẫn ổn định, không có biến động nhiều.

Tại các chợ truyền thống mặt hàng thực phẩm, rau xanh và hàng hoá nhu yếu phẩm vẫn được bày bán rất nhiều. Theo các tiểu thương, những ngày này việc buôn bán khá chậm, hàng nhiều và giá cả đang có xu hướng giảm.

Hiện Bộ Công Thương đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương theo dõi sát diễn biến thị trường để kịp thời có phương án xử lý các bất ổn về cung cầu hàng hóa.

Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng phối hợp với các doanh nghiệp phân phối lớn có phương án điều tiết nguồn cung hàng hóa khi cần thiết hoặc hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng nông sản vào vụ thu hoạch.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm