Làm gì để chặn việc “thổi” giá thịt lợn?
Hà Nội đã chuẩn bị lượng hàng dự trữ cho nhu cầu của người dân chống dịch COVID-19 / Hà Nội đảm bảo đủ hàng hóa ứng phó dịch COVID-19 trong 60 - 90 ngày
Không thể giảm bằng mệnh lệnh hành chính
Tuy Bộ NN&PTNT đã nhiều lần họp với các doanh nghiệp (DN) “đầu tầu” trong ngành chăn nuôi để kêu gọi việc giảm giá thịt lợn khi giá thành thị trường quá cao so với chi phí sản xuất nhưng thực tế thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn ở mức cao. Thậm chí, ngay cả việc cho nhập khẩu thịt lợn để cân đối lại cung cầu trên thị trường vẫn chưa có tác động mạnh mẽ đến giá lợn thị trường trong nước. Hiện nay giá lợn hơi trong nước vẫn dao động ở mức 80.000 - 85.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất khoảng 45.000 đồng/kg. Tuy nhiên, giá thịt đến tay người tiêu dùng luôn ở mức từ 140.000 đồng/kg – 200.000 đồng/kg tùy loại.
Nói về chi phí sản xuất, ông Hoàng Anh Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) thông tin, vừa qua đoàn liên ngành có đi kiểm tra thực tế tại một số DN, cho thấy, dù ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi, chi phí sản xuất có cao hơn, nhưng bình quân giá thành vào khoảng 45.000 đồng/kg và với giá bán 72.000 đồng/kg thì DN đang lãi 2 triệu đồng/con (100 kg); nếu bán với giá 72.000 đồng- 74.000 đồng/kg, DN lãi khoảng 2,5 - 3 triệu đồng con.
Ông Hoàng Anh Tuấn kiến nghị cần đưa mặt hàng này vào trong danh mục bình ổn giá theo Luật Giá, vì thịt lợn chiếm gần 60% trong rổ thực phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến CPI, lạm phát.
Bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết thêm từ tháng 7/2019 cho đến tháng 1/2020, giá thịt lợn liên tục tăng kéo theo chỉ số giá tiêu dùng CPI ở mức cao. Cụ thể, CPI tháng 12/2019 lên tới 1,4%; CPI tháng 1/2020 lên đến 1,23%.
Dưới góc độ là DN, ông Kiều Đình Thép - Giám đốc kinh doanh Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết: "Chúng tôi luôn đồng tình với các chủ trương của Chính phủ, Bộ NN&PTNT, thực tế, giá lợn hơi bán tại trại của chúng tôi chỉ khoảng 74.000 - 75.000 đồng/kg, tuy nhiên, khi ra đến thị trường, việc tiêu thụ qua nhiều khâu nên giá thịt lợn mới ở mức cao và xuống chậm như vậy".
Giá thịt lợn giảm thêm từ 8% đến 10% trong tháng 3 sẽ giúp CPI bình quân cả năm ở mức 4,22% - Ảnh: VGP/Đỗ Hương |
Đồng bộ giải pháp
Bà Đỗ Thị Ngọc đặt vấn đề: “Vì mặt hàng thịt lợn không thuộc diện bình ổn theo Luật Giá, cũng không phải mặt hàng kê khai giá nên doanh nghiệp sẽ tự chịu trách nhiệm. Chúng ta nên có những giải pháp quản lý về giá, để không những có sự chia sẻ về lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người dân mà còn là ổn định kinh tế vĩ mô”.
Theo tính toán của Bộ Tài chính, trong trường hợp giá thịt lợn giảm thêm từ 8% đến 10% trong tháng 3/2020 sẽ giúp giữ CPI bình quân cả năm ở mức 4,22%. Để thực hiện được mục tiêu này, các bộ, ngành chức năng cần làm tốt các biện pháp điều hành cung - cầu giúp giá thịt lợn hơi giảm về mức 60.000-65.000 đồng/kg thịt lợn hơi và các tháng tiếp theo giá bình ổn hoặc tiếp tục giảm về mức 45.000-50.000 đồng/kg thịt lợn hơi, mức bình thường trước khi có dịch tả lợn châu Phi, tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp trong việc thúc đẩy khâu phân phối, bán lẻ.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, vừa qua Bộ đã cùng với cộng đồng doanh nghiệp kêu gọi điều chỉnh giá lợn theo chiều hướng giảm nhưng vẫn còn đang ở mức cao. Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực chung tay cùng Chính phủ giảm giá thịt lợn nhưng vẫn có doanh nghiệp đang “neo giá” ở mức cao.
“Vì vậy, ngoài đôn đốc các địa phương tập trung tái đàn để bình ổn giá thịt lợn, giảm chỉ số tiêu dùng theo tinh thần các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết 100 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 85 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sẽ tiếp tục có các văn bản yêu cầu doanh nghiệp tham gia bình ổn giá thịt lợn”, Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, kết nối với các Tham tán thương mại ở nước ngoài tìm kiếm nguồn nhập khẩu hiệu quả để cung ứng nhu cầu trong nước. Theo đề xuất của Tổng cục Thống kê đề nghị quản lý thị trường tiếp tục siết chặt các tỉnh biên giới, xem xét hệ thống phân phối để huy động toàn lực tham gia.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng đề nghị Tổng cục Thống kê phối hợp với Cục Chăn nuôi thống kê sát hơn với thực tế để phục vụ công tác điều hành bằng cơ chế chính sách. Về đưa thịt lợn vào mặt hàng bình ổn giá, Bộ NN&PTNT và Bộ Công thương sẽ xem xét và phân tích để có những đề xuất sát với thực tế.
Theo kế hoạch, dự kiến vào cuối tuần này các Bộ: NN&PTNT, Công thương, Tổng cục Thống kê sẽ báo cáo tham mưu Chính phủ về những giải pháp trước mắt và lâu dài để bình ổn giá thịt lợn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
‘Chuyên cơ mặt đất’ siêu sang, giá gần 1,4 tỷ đồng, sẵn sàng ‘ăn thua đủ’ với Toyota Alphard
‘Kẻ hạ sát’ Honda CBR650R trình làng với loạt trang bị nổi bật, giá 202 triệu đồng
‘Vua côn tay’ 250cc mới giá chỉ 60 triệu đồng ra mắt: 'Khắc tinh' của Honda Winner X và Exciter đã tới
'Xe ga quốc dân' giá 24 triệu đồng được khách Việt săn đón: Thiết kế mê ly sánh ngang Honda Vision
‘Ông hoàng xe số’ giá gần 25 triệu đồng, so kè cùng Honda Wave Alpha, Yamaha Sirius
Lộ diện vua pin sạc tầm trung, trang bị pin 6500 mAh, sạc 90W, áp đảo cả Galaxy S24 Ultra