Những loại đặc sản "nhà nghèo" khiến dân Hà Nội săn lùng, mê mệt
Trên 6,4 triệu hộ dân được vay vốn chính sách / Vải thiều Lục Ngạn và câu chuyện bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản
Rau sắn muối chua
Rau sắn muối chua hay còn gọi là dưa lá sắn vốn là món ăn dân dã ở Phú Thọ thời đói nghèo, nay trở thành đặc sản khiến dân Hà Nội săn lùng, tìm mua.
Chia sẻ với phóng viên, anh Nguyễn Văn Hưng - một nhà cung cấp, phân phối rau sắn muối chua lớn ở Cẩm Khê (Phú Thọ) - cho biết, trung bình mỗi ngày, anh bán ra thị trường hơn 1 tạ rau.
Để có đủ nguồn cung, anh phải hợp tác với nông trường ở địa phương để thu mua rau sắn. Mùa thu hoạch sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 dương lịch, bởi vào mùa đông, rau sẽ bị cứng và chát, muối không ngon.
"Nhà tôi chuyên cung ứng, phân phối rau sắn muối chua trên toàn quốc nhưng chủ yếu là tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương. Hiện nay, tôi vẫn chủ yếu là bán lẻ, còn bán buôn, đổ sỉ chưa nhiều do lo ngại chất lượng bảo quản không đảm bảo" - anh nói.
Anh Hưng cho biết đang bán rau sắn muối chua ra thị trường với giá 75.000 đồng cho 1,5kg. Thời gian sử dụng của rau sẽ trong vòng 15 ngày ở nhiệt độ thường và 30 ngày ở nếu để tủ lạnh.
Bánh trứng kiến
Bánh trứng kiến là đặc sản của người Tày, mỗi năm chỉ có một lần, thế nên, thượng khách muốn thưởng thức phải xếp hàng, thậm chí chờ cả tuần mới tới lượt.
Lý giải về "cơn sốt", độ hiếm của bánh trứng kiến, chị Ma Thị Chiến (Tuyên Quang) cho rằng, phần nhân và lá gói loại bánh này đều không có sẵn, người dân phải đi vào rừng săn tìm. Hơn nữa, mùa trứng kiến chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, từ cuối tháng 2 cho đến tháng 4 hàng năm.
"Loại trứng dùng để gói bánh phải có tổ sống ở trên cây, thuộc dòng kiến đen, nằm sâu trong rừng. Sau khi lấy về, mọi người phải tách con kiến ra, chỉ giữ lại phần trứng. Một cân trứng kiến hiện nay dao động 250.000 - 300.000 đồng" - chị nói.
Chị Chiến cho biết, do quê chị ở Tuyên Quang nên thi thoảng hay mang bánh trứng kiến xuống Hà Nội cho mọi người thưởng thức. Sau thấy bánh ngon, lạ miệng nên nhiều người hỏi, đặt mua, chị mới chuyển sang kinh doanh. Nhưng do nguyên liệu làm bánh khan hiếm nên phải 2 ngày gom đơn chị mới có hàng trả cho khách.
"Tôi sẽ mở đơn vào một ngày ấn định trong tuần để khách đăng ký, đủ số lượng tôi sẽ dừng nhận hàng. Bánh nhà tôi, nhân chỉ nguyên trứng kiến và lá kiệu nên giá bán sẽ nhỉnh hơn thị trường một chút là 12.000 đồng/chiếc" - chị cho hay.
Tóp mỡ rán giòn
Với nhiều gia đình, sau khi rán mỡ xong, phần tóp mỡ thường không ăn và bỏ đi. Nhưng hiện nay, thứ đồ ăn dân dã mà nhiều người ngán lại trở thành đặc sản, đắt hơn cả thịt lợn thông thường.
Chị Minh Nguyệt - tiểu thương ở chợ Đại Từ (Hà Nội) - cho hay: Vài năm trở lại đây, ngoài bán thịt lợn chị còn bán cả tóp mỡ. Giá cho mỗi cân tóp mỡ dao động từ 300.000 - 400.000 đồng/kg, loại đặc biệt có thể lên tới 500.000 đồng/kg.
Theo chị Nguyệt, tóp mỡ chị bán được lấy từ phần thịt ba chỉ có tỉ lệ nạc 50%, mỡ 50%. Thế nên, người tiêu dùng mới sử dụng để ăn kèm với cơm, rau sống, gỏi, bánh tráng như một loại thức ăn thông thường.
"Để có một miếng tóp ngon thì thịt cũng phải ngon, rán phải chuẩn để làm sao sản phẩm không bị khô quá, không bị cháy quá. Khi cho vào miệng phải vừa cảm nhận được độ giòn của phần thịt và độ mềm từ phần mỡ" - chị nói.
Để tiện cho khách mua hàng, tóp mỡ nhà chị Nguyệt thường được đóng túi hút chân không hoặc ép thành bánh. Nếu bỏ trong tủ lạnh, bảo quản trong môi trường thích hợp, tóp vẫn ăn ngon trong vòng 30 ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Smartphone ‘nồi đồng cối đá’, pin 6.000 mAh, RAM 8 GB, giá hơn 4 triệu đồng
Giá xe Honda Future 125 FI tháng cuối 12/2024 rẻ như 'bèo', được săn đón hơn Wave Alpha và RSX
Xe hơi đẹp mê ly, giá gần 490 triệu đồng, so kè cùng Mini Cooper
‘Cực phẩm côn tay’ 150cc giá 37,3 triệu đồng sắp ra mắt, có ABS như Yamaha Exciter và Honda Winner X
"Vua côn tay" 150cc của Honda bất ngờ giảm đậm 23 triệu đồng
Mẫu Galaxy 5G "kín tiếng" nhưng cấu hình ổn trong tầm giá 5 triệu: Thiết kế thanh tú, camera 50MP