Trái cây đặc sản tấp nập đổ về TP.HCM
Việt Nam cần làm gì để 'đón sóng' dịch chuyển chuỗi cung ứng? / Xuất khẩu gạo có thể vượt qua Thái Lan?
Tại mạng lưới chợ truyền thống trên địa bàn TP. HCM như chợ Tân Định, Thị Nghè, Hòa Hưng, Phạm Văn Hai, Xóm Chiếu, An Đông... các mặt hàng trái vải được bán buôn dao động ở mức giá từ 40.000-50.000 đồng/kg. Riêng trong trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng, mặt hàng trái vải được bán với giá ưu đãi là 19.000-28.000 đồng/kg.
Nhiều người dân sinh sống tại thành phố cho hay không chỉ các hệ thống siêu thị, cửa hàng mà các chợ truyền thống cũng đã bắt đầu kinh doanh phổ biến mặt hàng trái vải. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị kinh doanh trên địa bàn thành phố còn thực hiện chương trình khuyến mãi, giảm giá nên người tiêu dùng được hưởng lợi.
Các mặt hàng vải đang được kinh doanh phổ biến tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng, chợ truyền thống.
Ở góc độ nhà bán lẻ, hệ thống Big C & GO! dự báo trong mùa vải năm 2020,hệ thống siêu thị trên toàn quốc sẽ tiêu thụ khoảng 1.000 tấn vải Lục Ngạn-Bắc Giang, gấp 3 lần sản lượng tiêu thụ vải năm ngoái. Big C & GO! còn dành vị trí đẹp nhất để quảng bá trái vải; đồng thời, áp dụng hàng loạt chương kích cầu mua sắm đặc biệt.
Không chỉ mặt hàng trái vải, mà hiện tại thị trường TP. HCM còn bán buôn sôi động những mặt hàng trái cây được nhập về từ Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ, Tây Nguyên... Trong đó có thể kể đến một số sản phẩm đặc sản như nhãn xuồng có giá bán phổ biến là 40.000 đồng/kg, măng cụt 50.000 đồng/kg, thăng long 15.000 đồng/kg, bơ 35.000 đồng/kg, đào 25.000 đồng/kg...
Vào thời điểm này, cácmặt hàng trái cây đặc sản miền Tâyđược thị trường ưa chuộng và sức mua tăng gấp 2, 3 lần so với thời điểm bình thường là sầu riêng, măng cụt, bưởi da xanh, chôm chôm... Bởi những sản phẩm này, không chỉ có giá thành cạnh tranh do đang vào mùa thu hoạch, mà thói quen người Việt trước giờ vẫn quan niệm trái cây đúng mùa mới ngon và an toàn.
Hiện nay, xu hướng tiêu dùng tại thị trường TP. HCM đã thay đổi khá nhiều so với thời điểm năm 2019. Cụ thể, người dân ưu tiên lựa chọn kênh mua sắm online và giao hàng tận nhà. Đây cũng chính là nguyên nhân hầu hết nhà bán lẻ hay đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ đều phải tham gia cuộc đua bán hàng giao tận nơi.
Điển hình, các cửa hàng, tiểu thương kinh doanh trái cây đặc sản đã và đang nỗ lực len lỏi vào những khu dân cư, nhóm cộng đồng dân cư trên mạng xã hội như Zalo, Facebook... để tiếp thị hàng hóa và nhận đơn hàng online.
Nông sản Việt hiện cũng được buôn bán trên mô hình ví điện tử MoMo.
Mới đây, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) đã phối hợp ví điện tử MoMo tổ chức chương trình "Ủng hộ nông sản Việt" diễn ra từ nay đến ngày 30/6 tới. Đây là lần đầu tiên Saigon Co.op triển khai hoạt động này nhằm ủng hộ nông sản thực phẩm gặp khó sau dịch bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Xe gầm cao 7 chỗ tiêu thụ xăng ít hơn xe máy,nội thất tiện nghi, giá ngang Kia Morning
Toyota Vios vượt "chông gai", soán ngôi đầu phân khúc sedan hạng B từ tay Hyundai Accent
Môtô đậm chất cổ điển, động cơ 443cc, phanh ABS 2 kênh, giá nhỉnh hơn Yamaha Exciter
Sạc điện thoại 100% có thật sự tốt? 4 thói quen sạc pin sai lầm khiến điện thoại nhanh hỏng
Honda chính thức mở bán ‘huyền thoại côn tay’ 125cc mới giá 19 triệu đồng: Hạ bệ Winner X và Exciter
Quên Honda Winner X đi, đây mới là ‘vua côn tay’ mới được săn đón hơn cả Exciter, giá 50 triệu đồng