Kinh doanh và tiêu dùng

Tương lai nào cho ngành thực phẩm, đồ uống Việt Nam sau cơn địa chấn COVID-19?

COVID-19 được ví như cơn địa chấn và ngành dịch vụ nhà hàng, ăn uống có thể xem là ở tại tâm chấn khi chịu tác động nặng nhất.

Nhiều khách sạn, resort trên cả nước tình nguyện làm nơi cách ly phòng dịch bệnh Covid–19 / Hàng Việt rộng cửa vào thị trường Thụy Điển

Thống kê từ Savills cho thấy, doanh thu của các nhà hàng trong tháng 2 đã giảm đến 50%. Hàng loạt hàng quán trả mặt bằng, đóng cửa.

Ảnh minh họa.

Hàng loạt hàng quán ở những vị trí đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM không thể "trụ lại" và rời bỏ thị trường. Khó khăn đang đè lên các doanh nghiệp.

COVID-19 được ví như bài kiểm tra về sức khỏe và khả năng đề kháng của doanh nghiệp thực phẩm, đồ uống (F&B). Những cái tên còn lại trên thị trường lúc này đều đang phải tìm mọi giải pháp để trụ lại. "Thắt lưng buộc bụng" các chi phí gián tiếp như điện nước hoặc cho nhân viên nghỉ luân phiên.

Thậm chí, "gã khổng lồ" trong ngành như Golden Gate hay Redsun phải chọn hướng đóng cửa một số địa điểm. "Đại gia F&B" Golden Gate với kinh nghiệm hơn 14 năm trên thị trường cũng không tránh khỏi thiệt hại. Doanh thu toàn hệ thống sụt giảm lên đến hàng chục tỷ đồng. Hơn 30 nhà hàng trong hệ thống phải dừng hoạt động.

Với cơn địa chấn COVID-19, nhiều ý kiến cho rằng đây giống như một cuộc "chọn lọc tự nhiên" của doanh nghiệp F&B. Và với cuộc chọn lọc tự nhiên này, kẻ tồn tại, sống sót chưa chắc là kẻ mạnh nhưng chắc chắn phải là người có mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả. Kịch bản của ngành F&B sau cơn địa chấn COVID-19 cũng đã được dự báo.

 

Thống kê của D'corp R-Keeper Việt Nam cho thấy, cả nước có khoảng 540.00 cửa hàng ăn uống, nhưng 80% thị trường F&B vẫn đang nằm ở mảng thức ăn đường phố, với khoảng 430.000 cửa hàng nhỏ. Mô hình chuỗi, có đầu tư chỉ chiếm khoảng 15% và dự báo thị trường sẽ có sự sắp xếp lại sau khi dịch đi qua, bởi các quán ăn nhỏ lẻ đã đóng cửa rất nhiều.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm