“Các công ty chuyển phát đang trở thành một công cụ tiêu thụ hàng giả, hàng nhái”
Giá lợn hơi vẫn khó lường / Giá ngô tăng trên thị trường quốc tế
Theo đó ông Linh cho rằng, hiện nay, các công ty chuyển phát đang trở thành 1 công cụ để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng nhái. Bởi việc thanh toán sau khi mua hàng hiện nay vẫn là thanh toán trung gian theo kiểu giao hàng gửi tiền, hoặc là qua các công ty vận chuyển gửi tiền. Đây chính là kẽ hở rất lớn!
“Và hầu hết các công ty chuyển phát trên đường đều không có hoá đơn chứng từ. Hàng vận chuyển trên đường qua công ty chuyển phát qua các website quảng cáo nhận thuê cũng không có hoá đơn chứng từ. Do đó, các công ty chuyển phát vô hình chung đã tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái”, ông Linh nói.
Việc chuyển phát hàng vài năm gần đây rất phát triển do loại hình kinh doanh, buôn bán qua Internet đang rất phát triển. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển đó lại có nhiều mánh lới của các gian thương bày ra để tiêu thụ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Trước đây khi Internet chưa phát triển, thì gian thương tiêu thụ hàng lậu, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ nếu gặp ở đường thì có thể xử lý vi phạm ngay, rất dễ. Nhưng do làm gắt gao vài năm gần đây, nên các đối tượng đã luồn lách và chuyển sang buôn bán trên mạng Internet nhiều hơn qua các website, trang thương mại điện tử, mạng xã hội trong và ngoài nước.
Năm 2018 vừa qua, riêng Cục QLTT TP Hồ Chí Minh đã xử phạt gần 350 vụ có liên quan đến thương mại điện tử (TMĐT), số tiền xử phạt hơn 7 tỷ đồng. Cách đây 2 tháng, QLTT Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã thu giữ một cơ sở bán các đồ kích dục trị giá hơn 2 tỷ đồng. Đặt hàng từ webside nước ngoài rồi về bán trên trang cá nhân. Đây chỉ là số ít trong hàng trăm, hàng nghìn các vụ việc khác mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát hết.
Bởi hiện nay, theo ông Linh, bhán hàng trên mạng có thể là học sinh, sinh viên, thậm chí các cán bộ công chức nhà nước cũng bán, số lượng cực kì nhiều không kể xiết. Họ đăng hình ảnh hàng hoá thật lên mạng khiến khách hàng nhìn là muốn mua ngay, mà giá thì rẻ hơn rất nhiều. Cơ quan chức năng không thể kiểm soát được hết.
“Và đặc biệt thời gian gần tết vừa rồi, các mặt hàng trong diện hạn chế kinh doanh như rượu, xì gà, thuốc lá và đặc biệt là hàng cấm như pháo cũng bán tràn lan trên mạng. Thậm chí, gần đây còn có tình trạng bán cả vũ khí trên các trang TMĐT”, ông Linh nói.
Cơ quan chức năng đã nhiều lần vào cuộc, tuy nhiên, theo ông Linh, vẫn còn rất nhiều khó khăn do giao dịch trên mạng thì người mua, người bán không gặp mặt nhau, không biết người bán ở đâu. Vì thế, việc tìm ra địa chỉ người bán rất khó khăn. Một số trường hợp ở trong chung cư thì QLTT không vào được vì kiểm soát ra vào. Mời công an đến làm việc thì cũng đã chậm trễ. Có trường hợp còn lẫn lộn giữa kho hàng và nhà ở nên rất khó xác định vi phạm.
Đứng trước những khó khăn đó, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường đã kiến nghị, cần phải có một nghị định quản lý thương mại điện tử đáp ứng được tình hình mới thay cho nghị định cách đây 6 năm đã không còn phù hợp. Và đặc biệt, việc xử lý gian lận trên TMĐT phải mạnh tay hơn hơn vi phạm ở ngoài. Bởi vì phát hiện ra đã khó, các hoạt động trên mạng còn rất tinh vi hơn rất nhiều.
Thương mại điện tử tại Việt Nam đang có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình những năm qua là 25 - 30%/năm. Riêng năm 2018, tốc độc tăng trưởng đã đạt mức 30%, với tổng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử (B2C) đạt trên 8 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo