"Gỡ khó" 8 vấn đề lớn cho doanh nghiệp nông sản sang Trung Quốc
Những điểm đáng chú ý của Lệnh 248, 249 của Trung Quốc cho doanh nghiệp xuất khẩu / “Lệnh 248” và “Lệnh 249” tác động đến doanh nghiệp Việt Nam như thế nào?
Sáng 21/6 (giờ Geneva, Thụy Sĩ), đoàn công tác Việt Nam do Văn phòng SPS Việt Nam dẫn đầu đã họp song phương với phía Trung Quốc. Đây là sự kiện bên lề phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO, diễn ra từ 22-24/6.
Trao đổi với ông Bi Zhonglin, Đại sứ Thường trực của Trung Quốc tại WTO, ông Ngô Xuân Nam - Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam nêu 8 vấn đề với phía Trung Quốc.
Trong đó, những nội dung trọng tâm được đề nghị gồm: Thiết lập đường dây liên lạc trực tiếp giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc để giải quyết những lo ngại có thể phát sinh trong quá trình hướng dẫn doanh nghiệp thích ứng Lệnh 248, Lệnh 249.
Bộ tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra và xếp hạng doanh nghiệp cụ thể, theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Trung Quốc bổ sung mã HS và CIQ, theo đề xuất thông qua đường dây liên lạc giữa Văn phòng SPS Việt Nam và Hải quan Trung Quốc. Nguyên nhân bởi, nhiều lô hàng thực phẩm chế biến sẵn đã có mã HS và lịch sử giao dịch hiện chưa thể xuất sang thị trường Trung Quốc do thiếu mã HS/CIQ trong hệ thống đăng ký CIFER (Hệ thống đăng ký trực tuyến về xuất khẩu các sản phẩm thực vật sang Trung Quốc).
Hải quan Trung Quốc cho phép sửa các thông tin như: tên doanh nghiệp, địa chỉ nhà máy, mã số doanh nghiệp do doanh nghiệp có một số lỗi chính tả khi kê khai đăng ký.
Tại buổi làm việc với Trung Quốc, phía Việt Nam cũng nêu trở ngại trong việc quản lý những doanh nghiệp tự đăng ký trên hệ thống CIFER. Vừa qua, Văn phòng SPS Việt Nam đã mất nhiều thời gian để rà soát 60 doanh nghiệp, theo đề nghị từ phía Trung Quốc, nhằm xác thực những đơn vị này.
Do đó, đoàn Việt Nam rất mong có một kênh vừa hỗ trợ trao đổi thông tin, vừa hỗ trợ kỹ thuật giữa hai nước, nhằm tạo cơ sở dữ liệu, cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc sẽ có thời hạn đến tháng 6/2023 để hoàn thành hồ sơ đăng ký trên CIFER. Sau đó, phía Trung Quốc sẽ tiến hành kiểm tra trực tuyến các cơ sở sản xuất, chế biến, đóng gói của nước ta.
Phía Việt Nam đề nghị Trung Quốc sớm cung cấp các nội dung, phương thức và tần suất khi kiểm tra trực tuyến.
Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Trưởng Đoàn công tác Việt Nam tại phiên họp thứ 83 của Ủy ban SPS-WTO cho biết, Trung Quốc ghi nhận ý kiến của đoàn Việt Nam, đồng thời bày tỏ sẽ xử lý trong thời gian sớm nhất có thể.
Phía Trung Quốc hứa xem xét việc sớm mở cửa cho các nông sản như chanh leo, khoai lang tím và bưởi thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông