76 vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc
Thị trường sầu riêng Tiền Giang sôi động trở lại / Cần Thơ: Thu nhập cao nhờ trồng sầu riêng
Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT), Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức phê duyệt 51 mã số vùng trồng, 25 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
Đây là một kết quả rất đáng mừng cho thấy đa số các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe của thị trường Trung Quốc, đồng thời, thể hiện thiện chí của phía Trung Quốc với một loại nông sản rất nổi tiếng của Việt Nam.
Trước đó, từ ngày 12/8/2022 đến 3/9/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã cử 25 cán bộ tiến hành kiểm tra trực tuyến 29 cơ sở đóng gói, 106 mã số vùng trồng sầu riêng, cơ sở đóng gói của Việt Nam để cấp mã số xuất khẩu sang Trung Quốc.
Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NNPTNT cũng bố trí 22 chuyên gia cùng đội ngũ phiên dịch để hỗ trợ ngôn ngữ cho các cơ sở đóng gói và vùng trồng sầu riêng trong suốt quá trình Tổng cục Hải quan Trung Quốc kiểm tra.
Trong quá trình kiểm tra, phía Hải quan Trung Quốc liên tục đưa ra những câu hỏi liên quan đến việc canh tác, chăm sóc sầu riêng, tại từng vườn sầu riêng, cán bộ kỹ thuật phải có máy quay quay cận cảnh từng cây một để cán bộ hải quan Trung Quốc theo dõi qua zoom.
Sau quá trình rà soát, đánh giá hồ sơ, với sự vào cuộc của gần 30 chuyên gia của Hải quan Trung Quốc, 51 mã số vùng trồng, 25 cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam được phép xuất khẩu sang Trung Quốc.
Tuy nhiên, trên website của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, phía bạn khuyến cáo 3 vấn đề sau:
Một số vùng trồng sầu riêng của Việt Nam còn lẫn các loại cây khác như ngô, cà phê, ổi. Trung Quốc quan ngại, rằng điều này có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các loại. Ngoài ra, một số vùng chưa thực hiện theo dõi dịch hại cũng như giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách.
Có sự chênh lệch về trình độ quản lý của các cơ sở đóng gói. Một số nhà xưởng đã cũ, mặt bằng không đủ cứng, vệ sinh môi trường tổng thể chưa đạt, hoặc nhà máy chưa đảm bảo đủ khoảng cách với khu dân cư. Một số cơ sở đóng gói không vệ sinh bụi và sinh vật gây hại khi cọ rửa bề mặt sầu riêng, có thể dẫn đến ô nhiễm thứ cấp.
Đồng thời, một số vùng trồng và cơ sở đóng gói còn lơ là trong công tác phòng chống virus SARS-CoV-2 khi không có dụng cụ rửa tay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo