83.000 tỷ đồng "tiền tươi" gửi tại các công ty chứng khoán
Bộ Công Thương: Công ty Cổ phần Thương mại Trí tuệ tự nhiên có dấu hiệu kinh doanh đa cấp không phép / Hà Nội: Đưa hàng bình ổn thị trường Tết tới hơn 14.500 điểm bán
Thị trường chứng khoán đang có thêm những tín hiệu tích cực cả về thanh khoản và điểm số, quán tính tăng điểm khiến nhiều công ty chứng khoán nhìn nhận, VN-Index có thể sớm chinh phục trở lại vùng 1.200 điểm trong tuần này. Hiện chỉ số còn cách gần 18 điểm trong khi dòng tiền vẫn đang xoay tua và có sự lan tỏa khá tốt, giá trị giao dịch trên 20.000 tỷ đồng toàn thị trường. Đáng chú ý, dòng tiền ngoại đang tích cực tham gia, phiên vừa qua họ tăng mua ròng tới gần 500 tỷ đồng, đánh dấu phiên mua ròng trở lại thứ 8 liên tiếp.
Cùng với đó, dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân trong nước cũng suy trì sự sôi động. Theo số liệu thống kê từ báo cáo tài chính quý IV/2023, số dư tiền gửi khách hàng tại các công ty chứng khoán vào thời điểm cuối năm ngoái đạt khoảng 83.000 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi của nhà đầu tư giao dịch chứng khoán theo phương thức công ty chứng khoán quản lý.
Tiền gửi của nhà đầu tư tại các công ty chứng khoán thường được gọi vui với cái tên: "tiền tươi", "tiền chờ"… bởi nó phản ánh cơ hội đang xuất hiện nhiều trên thị trường. Lượng tiền này đã tăng 3 quý liên tiếp, đồng thời là mức cao nhất trong vòng 7 quý trở lại đây. Lượng tiền gửi dồi dào và tăng đều qua từng quý cho thấy mức độ sẵn sàng tham gia của nhà đầu tư vào kênh chứng khoán.
Ông Vũ Duy Khánh - Giám đốc phân tích, Công ty Cổ phần Chứng khoán SmartInvest – cho biết: "83.000 tỷ đồng, tức là khoảng 4 tỷ USD, rõ ràng đang có luồng tiền mới đang hiện hữu, đang chảy lại vào thị trường. Nhờ đó, bắt đầu tháng 1 tăng điểm, từ 1.130 điểm. Thực ra mới tăng khoảng 50 điểm nhưng sự sôi động giao dịch đang tăng dần".
VPS là công ty chứng khoán có số dư tiền gửi khách hàng cao nhất với 16.600 tỷ đồng, tiếp theo sau là VNDirect và TCBS.
Thực tế, số tiền này tăng lên có thể do nhà đầu tư bán bớt cổ phiếu, nâng tỷ trọng tiền mặt lên, hoặc nhà đầu tư nạp thêm tiền vào tài khoản để chờ mua cổ phiếu. Cả 2 trường hợp này đều mang ý nghĩa tích cực với thị trường, bởi nó phản ánh sự sẵn sàng tham gia và kỳ vọng vào kênh đầu tư chứng khoán.
Nhà đầu tư theo dõi diễn biến thị trường chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Ảnh: Hứa Chung - TTXVN
Ông Nguyễn Xuân Thông - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư RTV Việt Nam cho biết: "Kết quả kinh doanh Quý 4 đã bắt đầu hé lộ và khá nhiều doanh nghiệp đã có thông tin tuy chưa chính thức nhưng trong các cuộc họp tổng kết cuối năm đã đưa ra những kết quả khá ấn tượng và kế hoạch của năm nay cao hơn năm ngoái, do đó nhà đầu tư kỳ vọng vào sự phục hồi. Đó là yếu tố mang tính chất vĩ mô và các tổ chức lớn. Họ đầu tư và sẽ kéo nhà đầu tư nhỏ lẻ đi theo".
"Năm nay tình hình lạc quan hơn, bởi số liệu vĩ mô rất tích cực đối với Việt Nam cộng với việc khối ngoại cũng đã quay trở lại mua ròng. Tôi kì vọng với mức lãi suất đang thấp và có xu hướng thấp hơn nữa, điều đó khiến cho dòng tiền sẽ chảy vào thị trường chứng khoán nhiều hơn", ông Lưu Chí Kháng - Trưởng phòng tự doanh Công ty Cổ phần Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam nhận định.
Không chỉ lượng tiền gửi của nhà đầu tư tại các Công ty Chứng khoán gia tăng, nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư chứng khoán cũng đã được thúc đẩy mạnh. Dư nợ cho vay tại các Công ty Chứng khoán vào thời điểm cuối quý 4/2023 ước tính lên đến 180.000 tỷ đồng, tăng khoảng 15.000 tỷ so với cuối quý 3.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp