ADB: Dự báo tăng trưởng Việt Nam năm 2023 đạt 6,5%
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Bài 2: Kết nối thị trường / Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam - Bài cuối: Sẵn sàng đi đường dài
Báo cáo của ADB cho rằng, nhu cầu thế giới giảm đã ảnh hưởng đến sản xuất chế biến chế tạo của Việt Nam. Suy thoái kinh tế toàn cầu trở nên trầm trọng trong quý 4 năm 2022 và nhiều khả năng sẽ tiếp tục trong năm 2023.
Nhu cầu toàn cầu giảm đã khiến chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 6,3% trong hai tháng đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Công nghiệp được dự báo sẽ tăng chậm, ở mức 7,5% vào năm 2023, đóng góp 2,7 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, lĩnh vực xây dựng có thể tăng tốt nếu các dự án cơ sở hạ tầng lớn được thực hiện vào năm 2023 theo kế hoạch.
Theo ADB, nhu cầu toàn cầu suy yếu sẽ tiếp tục tác động tới thương mại trong năm 2023 của Việt Nam. Xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 giảm 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi nhập khẩu giảm 16%.
Gian lận tài chính đã tác động mạnh tới thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2022, khiến lượng phát hành trái phiếu trong quý 4 giảm 98,8% so với một năm trước đó. Lượng trái phiếu đáo hạn vào năm 2023 ước tính khoảng 10 tỷ đôla, trong đó 42,8% là từ bất động sản và 30,8% từ ngân hàng.
“Tín dụng ngân hàng dành cho bất động sản năm 2022 tăng 24%, là mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Tổng nợ xấu gộp tăng từ 3,8% vào năm 2021 lên tới 4,5% vào năm 2022 và có thể tiếp tục tăng. Rủi ro lan truyền hơn có thể đến từ việc các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bất động sản và xây dựng và tỉ lệ cao bất động sản là tài sản thế chấp tại ngân hàng”, báo cáo lo ngại.
Báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục phối hợp các biện pháp tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ nền kinh tế. Việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 65/2022/NĐ-CP ngày 16/9/2022 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu ra thị trường quốc tế là rất kịp thời và cần tiếp tục triển khai, vì nếu chậm trễ có thể làm tăng nợ xấu trong tương lai.
Việc thực hiện chương trình nhà ở xã hội cần cân bằng giữa nhu cầu cho vay thận trọng để tránh các khoản nợ xấu trong tương lai với nhu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cần tiếp tục ưu tiên ổn định giá cả; đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công. Về dài hạn, cần tiếp tục cải cách tài chính để giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng và nâng cao tính minh bạch trên thị trường trái phiếu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tăng cường năng lực cạnh tranh cho hàng Việt
Xuất khẩu rau quả ước đạt 7,5 tỷ USD, Trung Quốc chiếm tới 70%
Giá vàng thế giới ngày 13/11: Giảm sâu, chạm đáy trong gần hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 13/11/2024: USD tiếp tục đà tăng mạnh
Giá nông sản ngày 13/11/2024: Cà phê tăng mạnh, hồ tiêu giảm sâu
VPI dự báo giá xăng dầu giảm 0,5 - 2% trong kỳ điều hành ngày 14/11