Tin tức - Sự kiện

FDI - một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế năm 2023

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được nhận định là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay.

Vụ bé trai lọt trụ bê tông sâu 35m: Chỉ sai phạm ở mức hành chính, kinh phí cứu hộ do nhà thầu chi trả / Đà Lạt triển khai mô hình Cà phê Sơn dã bảo vệ động vật hoang dã

Tăng trưởng GDP của Việt Nam dự báo có thể đạt 7,2% trong năm nay. Đây là thông tin mới được đưa ra trong buổi tọa đàm "Cập nhật triển vọng kinh tế tài chính thế giới năm 2023 và tác động đối với Việt Nam", do Bộ Ngoại giao, ngân hàng Standard Chartered phối hợp tổ chức.

Ngoài ra, trong báo cáo mới đây của ngân hàng HSBC, Việt Nam được dự báo là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao nhất khu vực trong quý I năm nay. Để có thể giữ vững cân bằng vĩ mô, các tổ chức nước ngoài cũng khuyến nghị một số ưu tiên chính cho Việt Nam.

Ngân hàng Standard Chartered nhận định, tiếp nối đà phục hồi của năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm nay và 6,7% trong năm 2024. Nửa sau năm 2023 được đánh giá triển vọng sáng hơn nhờ sự phục hồi của ngành du lịch.

"Nửa sau năm nay có thể sẽ chứng kiến nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh hơn dự kiến. Điều này sẽ khiến xuất khẩu cải thiện. Việc mở cửa du lịch cũng sẽ giúp ngành dịch vụ phát triển trở lại. Chúng tôi tin vào tiềm năng phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trong trung hạn", ông Tim Leelahaphan, chuyên gia kinh tế phụ trách Thái Lan và Việt Nam, Ngân hàng Standard Chartered, đánh giá.

FDI - một trong những trụ cột tăng trưởng kinh tế năm 2023 - Ảnh 1.

Việt Nam được dự báo là quốc gia có triển vọng tăng trưởng cao nhất khu vực trong quý I. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)cũng được nhận định là một trong những trụ cột cho tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Theo HSBC, trên thực tế, Việt Nam được xem là một ví dụ điển hình về việc đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu một cách khá nhanh, nhờ hiệu ứng lan tỏa từ nguồn vốn FDI tới các ngành sản xuất trong nước.

"Nguồn FDI ổn định kể cả trong bối cảnh thắt chặt tài chính toàn cầu hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc duy trì đà tăng trưởng. Năm 2022, Việt Nam và Malaysia là 2 nước nổi bật hơn hẳn trong khu vực về thu hút FDI và lợi thế này tiếp tục duy trì trong năm nay. Đặc biệt, Việt Nam ở một vị thế tốt hơn các nước trong khu vực về thu hút vốn ngoại cho các dự án xanh nhờ những hiệp định thương mại với Anh và châu Âu", bà Yun Liu, chuyên gia kinh tế về thị trường ASEAN, Ngân hàng HSBC, nhận định.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn lưu ý tới kiểm soát lạm phát. Đặc biệt khi chỉ số giá tiêu dùng CPI bình quân 2 tháng đầu năm nay, theo Tổng cục Thống kê, đã tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2022.

"Về trường hợp của Việt Nam, chúng tôi kỳ vọng lạm phát sẽ đạt đỉnh trong quý I năm nay và sau đó giảm xuống. Nhu cầu tiêu dùng trong nước vẫn có thể tăng từ nay đến cuối năm nhưng sẽ không quá mạnh mẽ, vì nó theo xu hướng chung trên toàn cầu. Điều này sẽ phần nào tạo điều kiện cho việc kiểm soát lạm phát của Việt Nam", bà Katrina Ell, chuyên gia kinh tế của Moody's Analytics, cho biết.

Các chuyên gia cũng khuyến nghị, trước những rủi ro về kinh tế toàn cầu vẫn kéo dài đến giữa năm nay, việc điều hành các chính sách vĩ mô cần duy trì sự linh hoạt và thận trọng.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm