Bà Rịa – Vũng Tàu: Làm giàu từ nuôi trồng thủy sản
Thâm nhập "ma trận" khẩu trang: Kiếm bạc tỷ mỗi tháng / Bắc Kạn: Làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại
Anh Lê Trọng Nghĩa sở hữu 4 ha đất nhiễm mặn, hoang hóa chủ yếu là cây đước, trên địa bàn ấp An Hải, xã Lộc An, huyện Đất Đỏ. Năm 2003, được Trung tâm Khuyến nông tỉnh tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp và thông qua các lớp tập huấn ngắn ngày, anh quyết định đào ao đắp bờ trên diện tích khoảng 1ha, tìm mua con giống thả nuôi quảng canh như cua lột, cua vỗ béo, cua gạch, cá kèo.
Tuy bước đầu hiệu quả chưa cao nhưng cũng đem đến cho anh những tin tưởng với công việc nuôi trồng thủy sản trên vùng đất này.
Tiếp tục những năm sau đó, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh, anh Nghĩa dành thời gian đi tham quan các vùng nuôi tôm công nghiệp ở các tỉnh miền Tây, miền Trung rồi quyết định mở rộng diện tích nuôi.
Khi có được diện tích như ao lắng, ao xử lý, ao nuôi nuôi phù hợp với quy trình nuôi tôm công nghiệp, cơ sở của anh được Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát và chọn làm mô hình trình diễn nuôi tôm sú mật độ 15 con/m2.
Anh Nghĩa kiểm tra ao nuôi
Thực hiện mô hình này theo Nghị định 02 về khuyến nông anh được hỗ trợ 100% con giống và 30% về vật tư thiết yếu, 70% còn lại là phần đối ứng của gia đình. Sau 6 tháng triển khai, hiệu quả mô hình mang lại cho anh không những về kinh tế mà còn bổ sung thêm cho anh nhiều kiến thức, kỹ thuật về quy trình nuôi tôm công nghiệp.
Qua nhiều vụ nuôi, đáy ao nuôi bị lão hóa dần, trở nên trơ, thiếu khoáng chất và cấp độ lão hóa cũng tăng mạnh qua các năm kế tiếp. Nhận thấy việc độc canh con tôm không được thuận lợi như trước, anh Nghĩa lại tiếp tục tìm hiểu kỹ thuật qua thông tin đại chúng.
Trong thời gian này Trung tâm Khuyến nông tỉnh khảo sát tìm điểm làm mô hình trình diễn về nuôi cá chẽm trong ao đất, cơ sở anh Nghĩa một lần nữa đủ điều kiện chọn triển khai xây dựng mô hình trong 8 tháng, với kinh phí thực hiện theo nghị định 02 về khuyến nông.
Mô hình kết thúc được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh đánh giá cao sự thành công về hiệu quả kinh tế lẫn kỹ thuật cải tạo môi trường ao nuôi.
Thấy rõ hiệu quả việc nuôi cá chẽm trong ao nuôi tôm không những cho năng suất cao mà còn giúp cải tạo, xử lý ao sau mỗi vụ nuôi tôm. Anh Nghĩa nhân rộng mô hình bằng việc nuôi luân canh một hoặc hai vụ tôm một vụ cá. Với tôm sú mật độ nuôi 15 - 20 con/m2, tôm thẻ mật độ nuôi 100 con/m2, cá chẽm anh thả nuôi mật độ 4 - 5 con/m2. Cứ sau một hoặc hai vụ nuôi tôm anh lại cải tạo ao chuyển sang nuôi cá.
Nhờ sự hỗ trợ kỹ thuật từ Trung tâm Khuyến nông tỉnh, cùng với sự học hỏi qua những chuyến tham quan thực tế, anh Nghĩa đã rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá để áp dụng vào việc nuôi trồng thủy sản trên 10 ao nuôi có diện tích mặt nước khoảng 4 ha. Mỗi năm gia đình xuất bán 70 tấn tôm sú, thẻ và 25 tấn cá chẽm, tạo công ăn việc làm cho 5 lao động địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo