Bộ NN&PTNT nói gì về phản ánh trồng mắc ca nhiều năm không ra quả
Gần 32 triệu lao động Việt bị ảnh hưởng bởi COVID-19 / Thủy sản Việt Nam xuất sang 154 thị trường, riêng 6 thị trường lớn chiếm gần 80% kim ngạch
Tại Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân lần thứ 3 tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, nông dân Vi Thị Thanh ở tỉnh Đăk Nông đặt câu hỏi với Thủ tướng Chính phủ là: "Tại sao trồng cây mắc ca nhưng 7-8 năm vẫn chưa cho quả".
Phát triển ngành hàng mắc ca theo hướng bài bản. |
Vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu các nhà khoa học, ngành chức năng phải trả lời được câu hỏi của nông dân Vi Thị Thanh.
Tại cuộc họp báo quý III/2020 ngày 6/10, Bộ NN&PTNT đã lên tiếng về vấn đề này. Cụ thể, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho rằng sự sinh trưởng của cây trồng hay vật nuôi đều phải dựa trên điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp. Cây mắc ca phát triển tốt nhất khi ở nhiệt độ 12 - 32 độ C, thích hợp nhất là 20 - 25 độ C, nếu thấp hoặc cao hơn sẽ khó ra hoa, tạo quả.
Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng thừa nhận thời gian qua, công tác quản lý giống mắc ca còn lỏng lẻo, có tình trạng đem giống từ Trung Quốc về trồng mà không được kiểm soát. Thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ giám sát chặt chẽ điều này.
Bên cạnh đó, sản xuất mắc ca cần gắn với thông tin thị trường. Để trở thành ngành hàng tỷ đô thì từ giống, vật tư đầu vào tới chăm sóc, chế biến... phải được quản lý, giám sát đồng bộ.
Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 30/6/2020 cả nước có 23 tỉnh trồng cây mắc ca, với tổng diện tích đạt 16.553,8 ha. Năm 2020, dự kiến tổng sản lượng hạt thu được sẽ đạt được khoảng 6.570 tấn hạt tươi (tương đương 4.930 tấn hạt khô). Hiện có 19 cơ sở chế biến mắc ca trên cả nước. Giá bán hạt mắc ca của Việt Nam đã bước đầu thâm nhập được các thị trường lớn, khó tính trên thế giới, điều này mở ra cơ hội tốt cho phát triển trồng mắc ca Việt Nam.
Theo số liệu của các doanh nghiệp hiện nay khoảng 500 tấn hạt mắc ca sản xuất thành sữa hạt, dầu gội, dầu xả; 2.150 tấn sản phẩm hạt sấy (có vỏ), chiếm gần 60% xuất khẩu sang các thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc; Còn khoảng 1.460 tấn sản phẩm hạt sấy (có vỏ), chiếm 40% tiêu thụ chủ yếu ở TP. HCM và Hà Nội.
End of content
Không có tin nào tiếp theo