Cà Mau: Ngành chế biến tôm như "ngồi trên đống lửa" vì dịch Covid-19
Bình Phước: Giá hồ tiêu xuống thấp, nông dân điêu đứng / Bạc Liêu tiếp tục đứng đầu về thu hút vốn FDI
Ngành chế biến tôm ngồi trên đống lửa vì dịch Covid-19
Là một trong những địa phương có diện tích nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước với khoảng 302 ngàn ha, sản lượng tôm nuôi hàng năm của Cà Mau đạt trên 300 ngàn tấn, kim ngạch xuất khẩu mỗi năm đạt gần 1,2 tỷ USD. Nghề nuôi trồng và chế biến thuỷ sản còn là nguồn sinh kế cho hàng ngàn hộ dân và tạo nhiều việc làm ổn định trong các nhà máy chế biến thuỷ sản và các ngành thương mại, dịch vụ.
Theo Sở Công Thương tỉnh Cà Mau, năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp tỉnh tăng 6,09% so với cùng kỳ, sản lượng chế biến tôm ước đạt hơn 157.419 tấn. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt gần 1.168,1 triệu USD, đạt 97% kế hoạch. Trong đó, tôm chế biến ước đạt 1.115,2 triệu USD và Trung Quốc là một trong những quốc gia mà Cà Mau xuất khẩu tôm với số lượng lớn (102 triệu USD trong năm 2019).
Xuất khẩu thuỷ sản gặp khó do dịch bệnh Covid-19 (Ảnh: TM)
Tuy nhiên, với diễn biến phức tạp, khó lường của dịch Covid -19 trong thời gian gần đây và những động thái của Trung Quốc trong việc hạn chế giao dịch hàng hoá để tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng, xuất khẩu thủy sản tỉnh Cà Mau đang gặp khó khăn.
Ông Trần Hoàng Em, Tổng thư ký Hội Chế biến thuỷ sản xuất khẩu (CASEP) tỉnh Cà Mau - cho biết, trên địa bàn tỉnh có 14 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Trung Quốc. Trong đó có nhiều doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn như Công ty Chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Hoà Trung, Công ty Cổ phần Chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Minh Cường, Công ty Cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thuỷ sản Thanh Đoàn, Công ty TNHH Anh Khoa… đang gặp khó khăn trong việc thông quan sản phẩm đến thị trường Trung Quốc bởi tác động từ dịch Covid-19.
Theo Tổng thư ký CASEP, do đầu năm các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động nên số hợp đồng phát sinh chưa nhiều, nếu dịch Covid-19 kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường Trung Quốc và lan sang các thị trường lân cận, tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu của địa phương. Nguy cơ bị huỷ các đơn hàng do các nước thực hiện các biện pháp đi lại và đóng cửa kinh doanh sẽ gây khó khăn về tài chính, hàng hoá tồn kho đối với doanh nghiệp trong nước. Điều này sẽ tác động đến việc thu mua tôm nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản và sẽ ảnh hưởng lớn đến các hộ nuôi tôm, nhất là về giá thành.
Ông Trần Văn Trung,Tổng giám đốc Công ty TNHH Anh Khoa,cho biết với lượng xuất khẩu thuỷ sản hàng năm sang thị trường Trung Quốc chiếm số lượng rất lớn (gần 99%) thì công ty hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc thông quan sản phẩm do dịch Covid-19.
“Từ Tết đến nay, do ảnh hưởng dịch bệnh hàng hóa của công ty không thể xuất sang thị trường Trung Quốc, lượng hàng hóa tồn đọng tại kho rất nhiều khiến công ty gặp nhiều khó khăn. Trong thời gian tới, mong Chính phủ cũng như các ban ngành tìm hiểu những khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, đồng thời, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản”,ông Trung kiến nghị.
Cần chủ động trước diễn biến của dịch Covid-19
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau - đã yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị có liên quan theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh Covid-19 để kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để chủ động kế hoạch sản xuất, chế biến các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình giá cả thị trường, trong đó có giá cả tôm nguyên liệu.
Theo đó, nhằm thực hiện ý kiến của Thường trực UBND tỉnh, Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Phòng NN&PTNT các huyện, Phòng Kinh tế TP. Cà Mau phối hợp với các đơn vị thuộc Sở có giải pháp chỉ đạo sản xuất phù hợp ở địa phương, đồng thời nắm tình hình biến động giá cả các sản phẩm nông nghiệp có xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, khẩn trương báo cáo về Sở để tổng hợp báo cáo Thường trực UBND tỉnh.
Cần tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ tình hình giá cả thị trường, trong đó có giá cả tôm nguyên liệu.
Đối với sản xuất tôm, nếu tôm đã đến ngày thu hoạch, khuyến cáo người dân nắm bắt tình hình giá cả thị trường; nếu trọng lượng tôm chưa đạt, khuyến cáo chờ thêm thời gian để bình ổn thị trường; nếu người dân chuẩn bị thả giống, khuyến cáo thả thưa.
Tổng thư ký Hội Chế biến thuỷ sản xuất khẩu (CASEP) - Trần Hoàng Em đề xuất, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Cà Mau chỉ đạo các ngân hàng thương mại cùng phối hợp với các doanh nghiệp nắm lại tình hình cụ thể để có phương hướng, giải pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp giảm mức lãi suất thanh toán cho một số doanh nghiệp thuỷ sản có lô hàng tạm dừng xuất khẩu do ảnh hưởng dịch bệnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh