Cần công bằng trong quá trình chuyển đổi năng lượng để phát triển bền vững
COVID-19 đã ảnh hưởng thế nào tới sử dụng hiệu quả năng lượng ở Việt Nam? / Chuỗi cung ứng bất ổn, giá năng lượng leo thang kéo theo nhiều rủi ro cho nền kinh tế
Để giải quyết yêu cầu hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5°C so với mức thời kỳ tiền công nghiệp theo yêu cầu của Thỏa thuận Paris, các ý kiến tham luận “Hội thảo quốc tế nhằm tăng cường hợp tác, khuyến khích chuyển giao kiến thức và thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng”, chiều 26/5 đã nhấn mạnh sự cần thiết của các phương pháp tiếp cận khử các-bon sáng tạo, công bằng và bền vững cho các nền kinh tế và đạt được các mục tiêu về khí hậu và phát triển.
Khái niệm chuyển đổi năng lượng công bằng được công nhận là chất xúc tác để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), thúc đẩy tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, tăng cường khả năng tiếp cận năng lượng sạch và xây dựng khả năng phục hồi.
Để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng công bằng, các nước đang phát triển cần có sự hỗ trợ quốc tế về nhiều mặt dưới hình thức tài chính, công nghệ, kiến thức và xây dựng năng lực để khử các-bon nền kinh tế một cách hiệu quả và thiết lập lộ trình phát triển các-bon thấp.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt bày tỏ lo ngại trước các tác động gia tăng của biến đổi khí hậu ở quy mô toàn cầu cũng như ở Việt Nam. Từ đó khẳng định chủ trương nhất quán và xuyên suốt của Việt Nam là quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu và xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và thân thiện với môi trường.
Thứ trưởng đề cao các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP26); quyết định tham gia Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) với một số nước G7 và đối tác quốc tế khác nhằm vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong nước, vừa chung tay cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết, tài chính về khí hậu và sáng tạo trong nước và ngoài nước, khu vực tư và khu vực công đều có tầm quan trọng hàng đầu trong quá trình chuyển đổi năng lượng.
Các chính phủ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư tư nhân bằng cách đưa ra các cơ chế định giá và quy định minh bạch, cũng như thông qua các khoản đầu tư công chiến lược vào cơ sở hạ tầng thiết yếu.
“Đối với các nước đang phát triển, quá trình chuyển đổi năng lượng cần phải công bằng và dựa trên sự bình đẳng để họ có thể chuyển đổi bền vững sang nền kinh tế các-bon thấp và thiết lập quỹ đạo thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.
Quá trình chuyển đổi năng lượng phải công bằng và toàn diện cho người lao động, cộng đồng địa phương và những người bị ảnh hưởng thông qua việc tạo ra các cơ hội kinh tế mới, tạo việc làm và đào tạo lại kỹ năng, xây dựng năng lực và tăng cường mạng lưới an sinh xã hội”, bà Ramla Khalidi nói.
End of content
Không có tin nào tiếp theo