Cần giải pháp mạnh tay "siết" tín dụng đen
Tín dụng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trong cả nước. Nó đã đáp ứng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân, nhưng tín dụng đen vẫn ngấm ngầm hoạt động và có xu hướng phát triển phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng và bất ổn trong xã hội. Trước thực trạng này, các cơ quan quản lý nhà nước tiếp tục có những giải pháp để siết tín dụng đen...
Đã có giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô Vinfast / Quảng Ninh: Ở đây dân í ới gọi nhau đi làm từ tờ mờ sáng, càng nắng càng vui
Quy mô tín dụng phi chính thức chiếm 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế
Khảo sát thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu vay vốn của người dân và doanh nghiệp ngày càng gia tăng, trong lúc tín dụng chính thức chưa đáp ứng toàn bộ nhu cầu vay vốn của các đối tượng, thì hoạt động tín dụng đen vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Số liệu nghiên cứu năm 2013 của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương cho thấy, các khoản vay tín dụng đen chiếm khoảng 30% tổng tín dụng thực do hệ thống ngân hàng cung cấp, tức vào khoảng 50 tỷ USD.
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu thuộc ngân hàng BIDV năm 2018 cũng ghi nhận: Năm 2018 quy mô tín dụng phi chính thức tại Việt Nam hiện nay tương đương khoảng 15-20% tổng tín dụng của nền kinh tế; trong đó, quy mô tín dụng đen chiếm khoảng 30-35% tổng tín dụng phi chính thức, tương đương 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 450-550 ngàn tỷ đồng”.
Đánh giá thực tế hoạt động tín dụng tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra nhận định rằng, có khoảng 70% dân số Việt Nam chưa tiếp cận vốn ngân hàng, số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng chỉ mới chiếm 1/3 tổng số doanh nghiệp, đây là khoảng trống để tín dụng đen tồn tại và phát triển. Đến nay, tín dụng đen đã bùng phát và hoạt động ngấm ngầm hoặc công khai khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Sở dĩ hoạt động tín dụng đen phát triển tự phát ở Việt Nam, bởi do một số yếu tố tác động sau:
Thứ nhất, đối với người cho vay: Thông thường vì lãi suất cho các trung gian tín dụng đen vay rất cao (100%/năm đến 300% năm), gấp nhiều lần so với gửi ngân hàng, khoảng 50% đến 70%/năm. Vì hám lợi người cho vay sẵn sàng cung ứng vốn cho các trung gian vay mà ít quan tâm đến tư cách pháp nhân của tổ chức, nhân thân của cá nhân vay vốn.
Thứ hai, đối với người vay vốn: Do không đủ điều kiện để vay các loại hình tín dụng khác, trong khi điều kiện, thủ tục cho vay của loại hình tín dụng đen lại đơn giản, nhiều hạn mức vay, từ nhỏ đến lớn; hình thức vay đa dạng; giải ngân nhanh gọn, có thể nhận tiền ngay, phương thức trả nợ linh hoạt… Vì sự thuận tiện, người vay tiền chấp nhận tìm đến tín dụng đen, dù phải chịu mức lãi suất cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro...
Ảnh minh họa.
Mạnh tay với tín dụng đen
Tín dụng đen trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay chiếm tỷ lệ khá lớn. Riêng năm 2018, chiếm khoảng 6-8% tổng dư nợ nền kinh tế, khoảng 450-550 ngàn tỷ đồng, đã đáp ứng một phần nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và đời sống.
Xét về mặt tích cực, tín dụng đen hoặc nguồn vốn không chính thức như một “liều thuốc cấp cứu”, giúp một số cá nhân và doanh nghiệp vượt qua “cơn nguy kịch” trong sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, thực tế “tín dụng đen” không chỉ tồn tại ngoài xã hội mà luôn tìm cách len lỏi vào ngân hàng dưới nhiều dạng biến tướng. Điều này không chỉ khó khăn cho công tác đấu tranh giải quyết nạn “tín dụng đen” mà còn gây rủi ro cho chính các ngân hàng.
Để hạn chế và đẩy lùi tín dụng đen cần đẩy mạnh phát triển các loại hình tín dụng chính thống, tăng nguồn cung tín dụng, nới lỏng các điều kiện cho vay, mở rộng mạng lưới hoạt động từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi và vùng sâu, vùng xa. Cùng với nó là điều chỉnh khung pháp lý với những điều khoản chế tài đủ mạnh để răn đe các đối tượng huy động và cho vay tín dụng đen. Trước mắt, cần thực hiện một số giải pháp trọng tâm sau:
Thứ nhất, phát triển tín dụng chính thức cả chiều rộng và chiều sâu, thu hẹp thị phần của tín dụng đen. Cụ thể là Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng tiếp tục tổ chức triển khai mạnh mẽ chính sách tín dụng phục vụ sản xuất và đời sống nhằm hạn chế sự bùng phát của tín dụng đen.
Thứ hai, tiếp tục siết chặt công tác kiểm tra phòng ngừa, đấu tranh xử lý tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen; tăng cường giám sát các tổ chức tài chính tín dụng, tiệm cầm đồ, các hình thức hụi, họ… có biểu hiện cho vay tín dụng đen.
Thứ ba, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kiến thức tài chính cho người dân để họ không bị sập bẫy tín dụng đen. Thực tế hiện nay cho thấy, đa số những người vướng vào tín dụng đen là do họ thiếu thông tin về các chính sách tín dụng của Nhà nước, thiếu kiến thức tài chính.... Vì vậy, cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, phổ biến kiến thức tài chính tín dụng cho người dân.
Thứ tư, phát huy vai trò bảo lãnh tín chấp của các cơ quan đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp cấp cơ sở trong việc cho vay và thu hồi vốn “tín dụng cấp thiết”.
Theo PV/tapchitaichinh.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng trong nước sáng 25/11: Vàng nhẫn, vàng miếng SJC đi ngang
Doanh nghiệp gặp khó, VCCI đề nghị giảm thuế VAT hàng hoá dịch vụ xuống 8%
Giá ngoại tệ ngày 25/11/2024: USD có vượt mốc 108 điểm?
Giá nông sản ngày 25/11/2024: Cà phê tiếp tục tăng mạnh, hồ tiêu duy trì ổn định
Giá heo hơi ngày 25/11/2024: Miền Bắc giảm thêm, miền Nam tăng nhẹ
PGBank đẩy mạnh ký kết hợp tác cùng doanh nghiệp địa phương
Cột tin quảng cáo