Chiến tranh và chứng khoán: Chỉ tác động thoáng qua, nhà đầu tư cần giữ "cái đầu lạnh", thậm chí nhiều ngành hưởng lợi đặc biệt
Kim ngạch 450 triệu USD, Trung Quốc vẫn giữ vị trí nhập khẩu cá tra hàng đầu Việt Nam / Lộ diện top 10 địa phương và 10 lĩnh vực có thu nhập bình quân lao động cao nhất cả nước
Chiến tranh chỉ tác động thoáng qua, cơ hội tốt để mua cổ phiếu giá hời
Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FIDT vừa chia sẻ góc nhìn về căng thẳng chính trị, chứng khoán và các ngành kinh tế được hưởng lợi từ xung đột Nga - Ukraina.
Founder của FIDT phân tích, xung đột chính trị đã bùng nổ và ảnh hưởng tiêu cực tới các loại tài sản rủi ro, vì vậy không ngạc nhiên khi bitcoin giảm mạnh. Ngược lại, nhóm phòng thủ tăng như vàng, còn dầu chủ yếu do đứt gãy nguồn cung, khi cầu vượt cung thì giá tăng.
"FIDT giữ nguyên quan điểm đây là cơ hội đầu tư dài hạn chất lượng. Vì cơ bản trong ngắn hạn, tài sản rủi ro đều giảm bởi tâm lý. Tổng thể, cuộc chiến này không ảnh hưởng nhiều tới toàn cầu, chỉ khoanh vùng ở đây", ông Tuấn nhận định.
Ông Huỳnh Minh Tuấn, nhà sáng lập của FIDT
Theo ông Tuấn, đã có những cuộc xung đột trong quá khứ, cho thấy rủi ro địa chính trị chỉ có tác động thoáng qua trên thị trường chứng khoán.
Thị trường thuờng đi lên sau chiến tranh hay rủi ro địa chính trị. Nguồn FIDT
Với cuộc chiến Nga - Ukraina ông Tuấn cho rằng đó là chiến dịch quân sự đặc biệt khoanh vùng, kỳ vọng những hiệp định ngừng bắn sẽ sớm đến.
"Chứng kiến bao lần các sự kiện địa chính trị, những cuộc chiến đã xảy ra như Đức xâm lược Pháp năm 40, Iraq, vùng Vịnh,.. Thông qua dữ liệu thống kê 29 cuộc khủng hoảng địa chính trị kể từ Thế chiến II, chỉ số S&P 500 chỉ giảm trong ngắn hạn và phục hồi sau 3 tháng", ông Tuấn nói.
Theo đó, các quốc gia sẽ tích cực tăng chi tiêu để bù đắp chiến phí chiến tranh, nhất là Mỹ. Nên câu chuyện ở đây, FIDT đánh giá là cơ hội đầu tư dài hạn cực tốt, trên cơ sở các doanh nghiệp hưởng lợi từ các nền tảng này.
Ông Tuấn đánh giá tác động tới nền kinh tế và doanh nghiệp là rất thấp, bởi giao thương giữa Việt Nam với Ukraine và Nga chưa tới 8 tỷ đô, tức chỉ 1% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.
Ngược lại, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.
Ngành phân bón có thể hưởng lợi từ cuộc xung đột Nga - Ukraina
"Về thế chiến thứ 3 nếu thực sự xảy ra thì sẽ có sự đồng minh của Mỹ và NATO. Trong khi lập trường rất rõ là họ đã đứng ngoài và tìm giải pháp đàm phán, cấm vận kinh tế. Ngoài ra, không tác động kinh tế hay chính trị nên cần bình tĩnh và nhìn nhận đây là cơ hội bởi sự lo ngại về tâm lý", ông Tuấn nhấn mạnh trong bối cảnh này cần giữ cái đầu lạnh và có nước đi quản trị danh mục hợp lí thay vì lo lắng. Không ai muốn cuộc chiến xảy ra vì thiệt mạng tới dân thường. Nhìn dưới góc độ nhà tư vấn, đây là cơ hội đầu tư rất tốt!
Nhìn rộng hơn, chúng ta còn được hưởng lợi từ việc EU có thể dời hoạt động kinh doanh đến nơi có chính sách hợp lý và chính trị ổn định. Nên sau câu chuyện này có thể dẫn đến một điểm xoay chuyển gia tăng đầu tư FDI vào khu vực như Đông Nam Á, Đông Bắc Á.
Lynch Phan, Founder Công ty tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam cũng chung góc nhìn khi cho rằng nhìn lại những cuộc xung đột lớn trên thế giới xảy ra trong quá khứ chúng ta đều thấy kết quả chung là 100% thị trường chứng khoán sẽ phản ứng tiêu cực ngay trong ngày hôm đó. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ của các cuộc chiến mà thị trường sẽ hồi phục nhanh hay chậm.
Ngày 24/2, Nga tấn công Ukraine điều mà ta có thể thấy ngay đó là thị trường chứng khoán Mỹ - Châu Âu – Châu Á đều giảm rất mạnh. Sàn giao dịch tại Moscow tạm thời "rút phích", chỉ số chứng khoán sau khi mở cửa trở lại đã rớt tới 45% sau đó hồi phục dần. Vàng tăng chóng mặt còn bitcoin cũng rơi hơn 7% về mốc 35.000 $. Với nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư mới những sự kiện này sẽ tạo nên một tâm lý bi quan khi thị trường bán tháo.
"Nhưng nếu bình tĩnh hơn và nhìn nhận lại những tác động của sự kiện này thì đâu lại là cơ hội để sở hữu nhưng cổ phiếu có mức giá hấp dẫn trong chương trình flashsales", ông Lynch Phan nhận định.
Trong quá khứ, có một sự kiện tương tự tham chiếu từ sự kiện này đó chính là sự kiện Nga tấn công bán đảo Crimea vào cuối tháng 3/2014. Vnindex giảm 6% trong một tuần nhưng chỉ một tuần sau lại về lại đỉnh cũ. Sau xung đột này thị trường còn hứng chịu thêm tác động kép từ sự kiện biển Đông vào đầu tháng 5/2014, thị trường giảm mạnh 2 tuần khiến VN-Index giảm tiếp 11 % nữa, nhưng kể từ đó VN-Index tạo đáy và liên tục chinh phục các đỉnh mới.
Lynch Phan, Founder Công ty tư vấn và đầu tư Take Profit Việt Nam
"Chiến tranh luôn luôn là cơ hội để mua cổ phiếu với giá rẻ hơn bởi thị trường sau đó sẽ hồi phục nhanh chóng. Huống chi là một cuộc giao tranh cách Việt Nam xa tít mù khơi", ông Lynch Phan nói rằng có nhiều cơ hội trong cuộc chiến này đến từ lệnh cấm vận, trừng phạt của EU, Mỹ với Nga.
Cụ thể, Nga là quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 3 thế giới sau UAE và Arap Xê út. Tổng sản lượng xuất khẩu dầu mỏ của Nga chiếm đến 11% sản lượng dầu xuất khẩu trên toàn cầu năm 2020. 48% sản lượng dầu mỏ và khí đốt của Nga được xuất sang EU.
Do vậy nếu có cấm vận Nga hoàn toàn giá dầu thô WTI có thể vượt và duy trì trên mốc 100$/ thùng. Nếu giá dầu neo cao ví dụ như 140$/ thùng như đỉnh cũ sẽ không có lợi gì cho Châu Âu bởi các quốc gia này phụ thuộc rất nhiều vào nguồn khí đót từ Nga và thậm chí giá dầu cao còn tàn phá nền kinh tế thế giới.
Mới đây động thái cấm xuất khẩu Ammonium nitrate của Nga có thể đẩy giá phân đạm trên toàn cầu vốn đang ở mức cao kỷ lục sẽ tiếp tục tăng thêm. Sản lượng Ammonium nitrate trên toàn cầu hiện đạt 20 triệu tấn/năm, trong đó, 75% nguồn cung đến từ Nga.
Trước đó, Trung Quốc – nước xuất khẩu phân bón lớn thứ hai thế giới đã ngưng đáng kể việc xuất khẩu 29 loại phân bón, bao gồm phân Urea, DAP, MAP, NPK, NP/NPS, MOP, SOP, Ammonium Chloride và Ammonium Nitrate kể từ ngày 15/10/2021.
Nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa khi hoạt động sản xuất phân bón gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt năng lượng và chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao. Nếu sắp tới Nga còn bị cấm vận ông Lynch Phan cho rằng rất có thể giá phân bón còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới
Ngoài ra năm 2021, Nga sản xuất 76 triệu tấn thép, gần 4% sản lượng toàn cầu. Tỷ trọng xuất khẩu của Nga chiếm khoảng 50% sản lượng sản xuất, chủ yếu xuất sang châu Âu. Do vậy giá thép cũng sẽ có xu hướng tăng giá nếu Mỹ và EU quyết liệt dằn mặt Nga
"Sự kiện này sẽ có nhiều cơ hội hơn là rủi ro. Vậy thì lúc nãy hãy quan sát và phân tích kỹ để nhìn nhận các cơ hội chứ không phải để một cái đầu chứa đầy sự sợ hãi", ông Lynch Phan nói.
Warren Buffett: Chiến tranh à, hãy nghĩ đến mua cổ phiếu
Năm 2014, trong buổi phỏng vấn với trang CNBC, tỷ phú Warren Buffett cho biết ông không hề bị chán nản khi thị trường chứng khoán chịu áp lực bởi xung đột tại Ukraine.
Warren Buffett cho biết: "Khi tôi tỉnh dậy sáng nay và nhìn vào màn hình máy tính theo dõi cổ phiếu chúng tôi đang mua được giao dịch tại London, và nó đang đi xuống còn tôi cảm thấy tốt". "Chúng tôi đã mua nó vào thứ 6 tuần trước, nhưng nó đã rẻ hơn vào sáng nay và đây là những tin tức tốt lành". Trả lời câu hỏi của phóng viên CNBC liệu ông có mua thêm hay không, Buffett khẳng định "Tất nhiên rồi". Buffett cho biết nếu ông biết tình hình Ukraine sẽ trở thành cuộc xung đột lớn, điều này có thể đã thành sự thật.
Ông chia sẻ thêm về việc đầu tư của mình: "Bạn đang có kế hoạch rót tiền đầu tư vào một vài thứ qua thời gian. Một điều bạn có thể khá chắc chắn là nếu có vài cuộc chiến tranh lớn xảy ra, giá trị đồng tiền sẽ đi xuống. Tôi đã từng chứng kiến và biết điều này đã từng xảy trong hầu hết các cuộc chiến tranh. Điều cuối cùng mà bạn muốn làm là giữ tiền trong một cuộc chiến. Bạn có thể muốn sở hữu một nông trại, một căn nhà hay là một danh mục cổ phiếu. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, thị trường chứng khoán tăng điểm khá tốt".
Buffett nhắc lại rằng ông đã mua những cổ phiếu đầu tiên vào năm 1942, ngay sau trận Trân Châu Cảng, khi tình hình vĩ mô không mấy sáng sủa. Ông cũng phản đối ý kiến cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đã bị thao túng. Buffett cho biết ông không nghĩ thị trường chứng khoán là một cái chợ với đủ thứ. Với ông, nó đại diện cho nền kinh doanh nước Mỹ. Tỷ phú đầu tư này cho rằng độ lớn khổng lồ của thị trường đem đến cho ông sự an tâm. "Thật sự khó để thao túng một trị trường trên 20.000 tỷ USD".
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam