Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với rừng đặc dụng
Xây dựng mạng lưới các tổ chức sản xuất rừng và trang trại: Cần đẩy mạnh liên kết nhà nông / Thêm nhiều vùng quê "đáng sống” từ chương trình hỗ trợ rừng và trang trại
Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 14 tỉnh, với tổng diện tích trên 95,0 ngàn km2 (chiếm 28,75% của cả nước), dân số gần 12 triệu người (chiếm 12,93% dân số cả nước).
Diện tích đất có rừng vùng này có khoảng 5,4 triệu ha, chiếm 37% diện tích đất có rừng cả nước; tỷ lệ che phủ là 54,02%, cao hơn nhiều mức bình quân chung toàn quốc (42%), 7/14 địa phương có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc.
Phát biểu tại Hội nghị “Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW, ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, sáng 9/5, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, trong 5 năm qua, các địa phương trong vùng đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nhất là Chỉ thị số 13-CT/TW và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng” vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ vẫn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần tiếp tục khắc phục.
Đó là vẫn còn để xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật, đặc biệt là phá rừng tự nhiên. Việc phân cấp quản lý rừng đặc dụng hiện nay vẫn còn bất cập.
Kinh phí chi cho quản lý, bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên hạn hẹp, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn ngân sách Nhà nước, thiếu cơ chế chia sẻ lợi ích từ du lịch sinh thái, sử dụng môi trường rừng, phát triển kinh tế dưới tán rừng.
Hoạt động ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào phát triển lâm nghiệp chưa thực sự được quan tâm đúng mức; tiến độ sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty nông, lâm nghiệp còn chậm, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cũng theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, tỷ lệ che phủ rừng tăng, nhưng chất lượng rừng chưa cao, kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
Còn xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp đất đai giữa các an quản lý rừng, công ty nông lâm nghiệp và người dân, tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh trật tự tại nhiều nơi.
Ngoài ra, thủ tục hành chính phức tạp, chồng chéo giữa các văn bản pháp luật trong việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng gây khó khăn cho nhiều địa phương. Tình trạng thiếu hụt nhân lực chuyên trách bảo vệ rừng khiến cho nhiệm vụ giữ rừng, bảo vệ rừng trở nên khó khăn.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương yêu cầu các cơ quan chức năng cần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, giải quyết dứt điểm các tồn đọng, vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp.
Đồng thời, có cơ chế, chính sách đủ mạnh để phát triển kinh tế rừng vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo