Chính sách

Nhiều điểm mới đáng lưu ý tại Luật Cạnh tranh 2018

(DNVN) - Hôm qua 13/9/2018, Cục cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) tổ chức Hội thảo phổ biến Luật Cạnh tranh 2018 (sửa đổi Luật Cạnh tranh được ban hành lần đầu vào năm 2004) tới các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại Hà Nội.

Chính sách mới sẽ thúc đẩy vốn ngoại vào Việt Nam / Tháo gỡ vướng mắc về chính sách thúc đẩy phát triển điện mặt trời

Luật cạnh tranh 2018 có nhiều điểm mới đáng lưu ý. Ảnh: Nguồn internet

Luật Cạnh tranh 2018 có nhiều điểm mới đáng lưu ý. Ảnh: Nguồn internet

Luật này được Quốc hội Khóa 14, Kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/2018 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2019.

Luật Cạnh tranh được ví như hiến pháp của thị trường. Luật mới đã chuyển đổi cách tiếp cận theo hướng áp dụng nhiều hơn các phương pháp kinh tế. Nhiều điểm mới của Luật Cạnh tranh 2018 được cơ quan quản lý Nhà nước công bố. Trong đó, Luật đã mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng. Cụ thể, đã mở rộng tới tất cả các đối tượng là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.

Đáng lưu ý, trong chương sửa đổi, bổ sung các hành vi bị cấm đối với các cơ quan nhà nước, ngoài việc duy trì các hành vi đã được quy định tại Luật Cạnh tranh 2004, Luật Cạnh tranh 2018 đã bổ sung thêm hành vi “lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh”; bổ sung tiêu chí xác định sức mạnh thị trường với 4 nhóm doanh nghiệp cụ thể để soi chiếu có vị trí thống lĩnh thị trường hay không… Đồng thời, hoàn thiện các quy định về kiểm soát tập trung kinh tế cũng như hoàn thiện quy định về kiểm soát hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Một điểm quan trọng của Luật Cạnh tranh 2018 là việc hoàn thiện, tổ chức lại cơ quan cạnh tranh. Theo đó, sáp nhập 2 cơ quan cạnh tranh trước đây là Hội đồng cạnh tranh quốc gia và Cục cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng của Bộ Công Thương thành Ủy ban cạnh tranh Quốc gia trực thuộc Bộ Công Thương. Về việc đảm bảo tính độc lập trong quá trình thực thi Luật, trong tố tụng cạnh tranh, Bà Trần Phương Lan - Trưởng phòng Giám sát cạnh tranh, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công Thương, cho biết: Để đảm bảo cho tính độc lập trong tố tụng cạnh tranh thì trong Ủy ban cạnh tranh quốc gia có Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh và có quy định về thủ trưởng cơ quan điều tra để nhằm đảm bảo được thẩm quyền, địa vị pháp lý cũng như tính độc lập trong quá trình điều tra một vụ việc hạn chế cạnh tranh..

 


Nguyên Linh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm