Chính sách

VCCI: Đề xuất tạm ngừng nhập, xuất quặng Monazite phải có căn cứ thực tế

DNVN - Theo VCCI, mặc dù Bộ Công Thương có thẩm quyền quyết định tạm ngưng kinh doanh hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite nhưng việc ban hành Dự thảo thông tư quy định việc tạm ngừng kinh doanh mặt hàng này phải có căn thực tế, phù hợp.

Quốc hội thông qua mục tiêu tăng trưởng GDP 6-6,5% cho năm 2024 / Tính thuế tiêu thụ đặc biệt: Không đánh đồng bản chất tác hại là nồng độ cồn

Góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về việc tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite (Dự thảo), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thẩm quyền quyết định tạm ngưng hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặng Monazite. Căn cứ pháp lý để ban hành Dự thảo là Điều 40.3 Luật Quản lý ngoại thương 2017.

Tuy nhiên, việc tạm ngừng hoạt động này cũng phải có căn cứ thực tế. Cụ thể, khi thuộc một trong các trường hợp sau: ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại.

Trong khi đó, Dự thảo và các tài liệu đi kèm chưa thể hiện lý do (căn cứ thực tế) để ra quyết định này.


VCCI đề nghị Bộ Công Thương bổ sung căn cứ thực tế về việc cần tạm ngưng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng quặng và tinh quặngMonazite.

Do vậy, để bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý của quy định này, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung căn cứ thực tế về việc cần tạm ngưng hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất mặt hàng này.

Cũng theo VCCI, nếu lý do là vì nguy cơ tinh quặng Monazite có thể chứa chất phóng xạ, có thể gây nguy hiểm đến con người, môi trường, việc tạm ngưng hoạt động kinh doanh này cũng cần được cân nhắc lại.

Lý do là vì pháp luật về năng lượng nguyên tử đã có quy định để xử lý nguy cơ này.

Cụ thể, Điều 65.1 Luật Năng lượng nguyên tử và Điều 12, 13 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về vật liệu phóng xa chỉ được nhập khẩu khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép (với các điều kiện về an ninh, an toàn) và phải được đóng gói phù hợp với yêu cầu cụ thể.

Nếu doanh nghiệp vi phạm quy định này, thì sẽ buộc phải khắc phục trước khi thông quan hoặc tái xuất hoặc tịch thu (Điều 65.3 Luật Năng lượng nguyên tử).

Điều 67 Luật Năng lượng nguyên tử cũng đã có quy định về thẩm quyền của cơ quan Nhà nước trong việc kiểm soát hàng hóa nhập khẩu nghi ngờ chứa chất phóng xạ hoặc nhiễm phóng xạ để hạn chế tác hại đến con người, môi trường. Khi đó, việc tạm ngưng hoạt động tạm nhập, tái xuất mặt hàng này sẽ chưa thực sự cần thiết nếu có thể kiểm soát bằng các công cụ đã nêu ở trên.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm