Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Chỉ số chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực”
Viettel Construction sắp phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu, chia 10% cổ tức bằng tiền / Quỹ ETF MV Index Solutions bổ sung danh mục cổ phiếu quý 2 với nhiều cổ phiếu mới
Tại phiên bế mạc của phiên họp thứ 57 (ngày 15/6) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đưa ra những đánh giá về rủi ro bong bóng tài sản trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Tại phiên họp ngày 15/6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: “Rủi ro bong bóng tài sản trên toàn thế giới do hệ quả của chính sách siêu nới lỏng của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới, nhất là châu Âu và Hoa Kỳ, về cả tài khóa và tiền tệ để ngăn chặn đà suy giảm của nền kinh tế theo chu kỳ và hạn chế hậu quả của đại dịch Covid-19.
Giá dầu thô tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nông sản cũng tăng. Và chứng khoán thì… bùng nổ toàn thế giới, kể cả Việt Nam. Chỉ số của chứng khoán ngày càng đi lệch so với nền kinh tế thực.”
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ về đợt tăng giá nhà đất trong quý đầu tiên của năm nay. Theo ông, việc bất động sản tăng giá mạnh “gây áp lực lạm phát trong dài hạn rất to lớn, ảnh hưởng mạnh đến kinh tế vĩ mô”.
Những phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ diễn ra giữa bối cảnh chỉ số tham chiếu đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam là VN-Index đã tăng trên 64% trong vòng một năm qua (tính tới phiên 16/6), nằm trong nhóm chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất thế giới.
Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh so với nhiều nước khác.
VN-Index tăng 34,51% trong vòng 6 tháng, vượt xa chỉ số đại diện cho những sàn chứng khoán đang trong xu hướng đi lên như Abu Dhabi, Austria, Jordan, Luxembourg...
Theo dữ liệu của StockQ.org, VN-Index xếp thứ ba trong danh sách những thị trường biến động tích cực nhất tuần qua, sau Argentina và Hungary.
Nếu tính trong nửa năm, VN-Index tăng đến 34,51% và đứng đầu về mức tăng so với các thị trường khác. Xếp tiếp theo trong danh sách này là chỉ số đại diện cho các sàn chứng khoán Abu Dhabi, Austria, Jordan, Luxembourg.
Đà tăng của VN-Index đã phá vỡ phần lớn dự báo của các công ty chứng khoán trong nước. Dẫn lý do về rủi ro địa chính trị và diễn biến phức tạp, VDSC kỳ vọng VN-Index năm nay sẽ lên cao nhất 1.272 điểm, tương ứng tăng khoảng 15%. VCBS và VCSC dự báo tương tự khi cho rằng mức cao nhất của chỉ số vào khoảng 1.250-1.280 điểm. HSC cho rằng chỉ số sẽ chật vật để vượt và duy trì mốc 1.200 điểm trong hai quý đầu năm, nhưng đến cuối năm vẫn có thể chạm 1.500 điểm.
Một số công ty chứng khoán có vốn nước ngoài như Yuanta, Mirae Asset dự báo nhiều kịch bản, trong đó mức cơ sở khoảng 1.360 điểm cũng bị chinh phục và đang hướng kịch bản tích cực hơn là 1.420-1.700 điểm.
Chỉ số đại diện cho sàn TP HCM tăng nhanh đưa P/E (hệ số giá trên lợi nhuận) lên khoảng 18,8 lần. Con số vẫn thấp hơn nhiều so với những nước trong khu vực như Philippines, Indonesia, Thái Lan lẫn vùng đỉnh cũ trong lịch sử như đầu năm 2018.
Nhiều nhóm phân tích cho rằng điều này thể hiện thị trường chứng khoán Việt Nam không còn rẻ. Điển hình như trong báo cáo chiến lược mới công bố, Công ty Chứng khoán VNDirect, P/E hiện cao hơn 7,9% so với mức trung bình 5 năm qua là 16,5 lần và cao hơn 2,9% so với đầu năm nay. "Thị trường không còn bị định giá thấp nhưng cũng không phải quá cao. Doanh nghiệp cần thêm thời gian để cải thiện kết quả kinh doanh và kéo mặt bằng định giá lên mức hấp dẫn hơn”
End of content
Không có tin nào tiếp theo