Chứng khoán

Xu hướng thị trường chứng khoán trong quý II/2021

DNVN - Sang đến các phiên giao dịch đầu quý 2/2021, tín hiệu xu hướng thị trường bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn. Trong đó, việc VN-Index bứt phá qua ngưỡng cản 1.200 điểm được xem là tín hiệu tích cực nhất có thể giúp tâm lý đầu tư được “giải phóng” và kích thích dòng vốn trên thị trường lan tỏa trở lại.

Thị trường chứng khoán 26/4: Thị trường biến động thất thường, VN-Index giảm 32 điểm / Chiến lược đầu tư chứng khoán tuần 26/4 – 30/04/2021

Theo đánh giá của công ty chứng khoán FPTS, VN-Index bứt phá vùng 1.200 điểm, dư địa tăng trung hạn mở rộng. Nếu như đà tăng tích cực là điểm nhấn cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong suốt quý 4/2020 thì diễn biến điều chỉnh giằng co lại trở thành tâm điểm của thị trường trong giai đoạn quý 1/2021. Nguyên nhân gây ảnh hưởng tới xu hướng baogồm các yếu tố chính sau: tâm lý đầu tư thận trọng hơn do thị trường vừa trải qua nhịp tăng mạnh quý 4/2020 và Việt Nam xuất hiện làn sóng Covid thứ 3; dòng tiền phân hóa khiến xu hướng đồng thuận tăng giữa các ngành trong quý 4/2020 bị ngắt nhịp; ap lực bán ròng của khối ngoại tăng đột biến, đặc biệt là trong diễn biến tháng 3; dòng vốn ETF vào thị trường có dấu hiệu chững lại.

Sang đến các phiên giao dịch đầu quý 2/2021, tín hiệu xu hướng thị trường bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực hơn. Trong đó, việc VN-Index bứt phá qua ngưỡng cản 1.200 điểm được xem là tín hiệu tích cực nhất có thể giúp tâm lý đầu tư được “giải phóng” và kích thích dòng vốn trên thị trường lan tỏa trở lại.

Về kỹ thuật, VN-Index đang trong pha tăng của xu hướng trung hạn, tương ứng với nhịp sóng 5 theo sóng Elliott. Do đó, kịch bản VN-Index trong quý 2 được kỳ vọng sẽ là một nhịp điều chỉnh hoặc tích lũy nhẹ về quanh mốc 1.200 điểm và sau đó VN-Index sẽ có thể chinh phục mốc cao mới tại 1.300 điểm.

Khác biệt giữa thị trường Quý 1/2021 và quý 4/2020

Sự phân hóa diễn ra giữa các ngành Xu hướng tăng diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần tạo ra xu hướng tích cực của VN-Index trong quý 4/2020, đặc biệt là trong tháng 12/2020. Tuy nhiên, sang đến quý 1/2021, sự đồng thuận này đã bị phá vỡ - nhiều nhóm ngành ghi nhận sự suy yếu theo biến động điều chỉnh chung của toàn thị trường. Đáng chú ý là nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu đã ghi nhận mức sụt giảm 3,64% do tác động từ 02 cổ phiếu vốn hóa lớn là VNM và SAB. Ở chiều ngược lại, nhóm tài chính vẫn phát huy vai trò giữ nhịp xu hướng với 08 cổ phiếu ngân hàng góp mặt trong Top 20 cổ phiếu có sức ảnh hưởng tích cực nhất tới VN-Index.

Biến động theo ngành trong quý 1/2021

Biến động theo ngành trong quý 1/2021


Trong số các nhóm ngành còn lại, nhóm Bất động sản trở thành điểm sáng hỗ trợ thị trường sau khi điều chỉnh xảy ra là dấu hiệu của xu hướng tăng được mở rộng ra nhiều mã cổ phiếu thay vì tập trung vào một số ít mã có sức ảnh hưởng dựa trên tiêu chí vốn hóa. Ngoài ra, nhóm ngành Nguyên vật liệu (HPG), Công nghệ (FPT, MWG) và Năng lượng (GAS) cũng vẫn thu hút được nhiều sự chú ý theo chiều hướng tích cực.

Khối ngoại bán ròng mạnh trong tháng 3

Một trong những yếu tố gây áp lực tới xu hướng thị trường trong quý 1/2021 là khuynh hướng bán ròng của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu thống kê, giá trị bán ròng lũy kế của dòng vốn ngoại trên thị trường trong cả Quý 1 /2021 là 13.282 tỷ đồng, tăng 3,64% so với quý 4/2020. Mặc dù mức tăng về giá trị này không quá lớn và khối ngoại vẫn giữ xu hướng bán ròng từ quý 1/2020 đến nay tuy nhiên việc khối ngoại bán ròng mạnh tập trung trong diễn biến của tháng 3 đã tác động tiêu cực tới VN-Index.

Chỉ tính riêng tháng 3/2021, khối ngoại bán ròng lên tới 11.087 tỷ đồng. Áp lực bán mạnh thường xuất hiện tại các Bluechips như: HPG, VNM, CTG, POW…. tại những thời điểm nhạy cảm đã khiến nỗ lực vượt cản của chỉ số liên tiếp gặp thất bại.

 

Điểm tích cực là sự phân kỳ giữa giao dịch thỏa thuận và giao dịch khớp lệnh của khối ngoại vẫn duy trì. Kênh giao dịch thỏa thuận vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương với giá trị ròng lũy kế đạt 6.316 tỷ đồng.

Dòng vốn ETF vào thị trường tạm chững lại

So với quý 4/2020, dòng vốn ETF vào thị trường trong quý 1/2021 có dấu hiệu chững lại. VANECK VIETNAM ETF và X FTSE VIETNAM SWAP vẫn là hai quỹ ETF ngoại có hoạt động tích cực nhất trong quý 1 nhưng giá trị vào ròng chỉ đạt gần 45 triệu USD, giảm đáng kể so với mức 69 triệu USD của quý 4/2020. Trong khi đó, quỹ KIM KINDEX VIETNAM VN30 ETF của Hàn Quốc bị rút vốn mạnh và kéo theo tác động tiêu cực tới VFMVN30 với tổng giá trị rút ra vào khoảng 64,4 triệu USD.

Về phía quỹ ETF nội, FUEVFVND (VNDIAMOND) là quỹ có luồng tiền tích cực nhất với việc thu hút thêm được 96 triệu USD tính từ đầu 2021 đến nay. Tuy nhiên, phần lớn dòng tiền vào được ghi nhận giá trị trong tháng 1. Trong tháng 2 và 3, FUEVFVND (VNDIAMOND) chỉ thu hút thêm được lần lượt 2 triệu và 33,2 triệu USD. Theo đó, lũy kế dòng vốn ETF vào thị trường Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại.

Triên vọng xu hướng quý 1/2021

 

Đối với dòng tiền giao dịch, dựa trên biến động về tài khoản mở mới và giá trị giao dịch toàn thị trường, có thể thấy rằng sự tập trung của dòng tiền nhàn rỗi vào thị trường chứng khoán vẫn đang ở mức rất cao tính cho nhiều năm trở lại đây. Tính riêng trên sàn HSX, giá trị giao dịch bình quân đã tạo lập mức đỉnh cao 17.200 tỷ đồng/ phiên trong tháng 1/2021. Tính bình quan cho quý 1/2021, giá trị giao dịch trung bình theo phiên đã được đẩy lên trên mức 1 5.700 tỷ đồng, tăng trưởng 58,94% so với quý 4/2020. Mặt khác, trong quý 1/2021 , dòng tiền giao dịch tiếp tục có dấu hiệu tập trung hơn về các ngànhnghề có sức ảnh hưởng lớn tới thị trường trên quy mô vốn hóa như Tài chính, Bất động sản, Năng lượng … Điều này là một trong những yếu tố được kỳ vọng sẽ tiếp tục thúc đẩy thị trường tăng giá trong ngắn hạn.

Biến động dòng tiền

Biến động dòng tiền


Đối với tâm lý thị trường, dựa trên thông kê High Low Index, có thể thấy rằng tỷ lệ số cổ phiếu đang ở mức cao 52 tuần so với số cổ phiếu ở mức giá thấp 52 tuần vẫn luôn duy trì trên mức 80%. Điều này có nghĩa độ rộng thị trường vẫn đang nghiêng về chiều tăng khi mà một số mã tích cực vẫn đang liên tiếp tạo lập đỉnh cao mới bất chấp những rung lắc - giằng co của thị trường chung. Các yếu tố được kỳ vọng hỗ trợ tâm lý trong quý 2/2021 sẽ bao gồm: VN-Index bứt phá ngưỡng tâm lý 1.200 điểm và củng cố nền giá cao mới; sàn HSX có thể sớm giải quyết được tình trạng “nghẽn lệnh”. Tâm lý chiều mua nếu được “giải phóng” sẽ bao hàm ý nghĩa hỗ trợ về sức bền của xu hướng tăng trong trung dài hạn do dòng tiền được giữ lại và xoay vòng trong thị trường.

 

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm