Chuỗi chăn nuôi ở Đồng Nai muốn an toàn tái đàn
Kiến nghị dừng xuất khẩu gạo cấp thấp để thực hiện dự trữ quốc gia / Giá hải sản giảm mạnh, ngư dân gặp nhiều khó khăn
Từ đầu tháng 4/2020 đến nay, giá lợn hơi ở “thủ phủ” chăn nuôi tỉnh Đồng Nai được ghi nhận kéo giảm, dao động ở tầm 70.000 - 79.000 đồng/kg. Việc giảm giá chừng mực này là theo cam kết của các đơn vị giết mổ, phân phối, cũng như do lo ngại về khả năng lưu thông hàng hoá và nhu cầu của người dân từ diễn biến của dịch Covid-19.
Đầu tư chuyên nghiệp hơn
Mặc dù có không ít băn khoăn về dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới giá lợn trên địa bàn, nhu cầu tiêu thụ thịt lợn có thể giảm đi, nhưng việc tái đàn ở Đồng Nai vẫn đang được đẩy mạnh sau khi đã khống chế được dịch tả lợn châu Phi.
Theo ước tính, tổng đàn lợn của tỉnh này đạt mức gần 2 triệu con. Hoạt động tái đàn chủ yếu đến từ doanh nghiệp, HTX và các trang trại lớn. Trong đó, huyện Xuân Lộc được đánh giá đã trở thành “thủ phủ” chăn nuôi của Đồng Nai với tổng đàn lợn có quy mô lớn nhất tỉnh: gần 370.000 con, với 120 trang trại chiếm khoảng 82% tổng đàn lợn của huyện.
Dù có số lượng trang trại chăn nuôi lớn nhất tỉnh nhưng thời gian qua, dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa tấn công được vào các trang trại chăn nuôi lợnlớn tại Xuân Lộc. Đó là nhờ các trang trại chăn nuôi huyện này đầu tư theo hướng chuyên nghiệp, công nghệ cao, đảm bảo an toàn sinh học.
Với tổng đàn lợn nái trên 79.000 con, Xuân Lộc cũng là địa phương phát triển mạnh về sản xuất giống. HTX dịch vụ chăn nuôi Xuân Phú (xã Xuân Phú) được đánh giá là đơn vị tiên phong trong ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất con giống ở địa phương.
Toàn bộ quy trình nuôi tại trại của HTX này hiện nay đều sử dụng các phần mềm tiên tiến nhằm tối ưu hóa quá trình nuôi và kiểm soát chặt chất lượng lợn giống xuất bán. HTX còn nhập khẩu con giống chất lượng cao và các thức ăn dinh dưỡng từ Canada về phục vụ đàn lợn nái sinh sản.
Ông Phan Văn Danh, Giám đốc HTX Xuân Phú, cho rằng việc áp dụng khoa học, công nghệ cao là yếu tố sống còn đối với HTX chăn nuôi khi thị trường ngày càng yêu cầu cao về chất lượng thịt cũng như sự canh tranh gay gắt từ nguồn thịt ngoại.
Theo giới chuyên gia, hoạt động chăn nuôi lợn ở Đồng Nai đang đẩy mạnh tái đàn, khôi phục nguồn cung nhưng rất cần sự thận trọng. Đặc biệt là cần đảm bảo an toàn sinh học như ở một số HTX chăn nuôi đã và đang làm thì việc tái đàn sẽ giảm thiểu được rủi ro dịch bệnh.
Hướng theo chuỗi an toàn
Hơn nữa, chuỗi chăn nuôi trong tỉnh Đồng Nai cần phát triển các trang trại lợn thịt gần thị trường tiêu thụ lớn là Tp.HCM thay vì tăng mật độ đầu tư chăn nuôi ở vùng sâu vùng xa, trên thượng nguồn các con sông sẽ dễ gây ô nhiễm. Và tỉnh này nên khuyến khích các HTX phát triển các trại chăn nuôi quy mô lớn, đầu tư hệ thống chuồng kín, đảm bảo an toàn sinh học.
Trong mô hình chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ thịt lợn (dạng mát), có truy xuất nguồn gốc ở Đồng Nai hiện nay có thể kể thêm trường hợp điển hình là HTX Dịch vụ, sản xuất, chế biến Đồng Hiệp ở huyện Thống Nhất với khả năng cung cấp lợn thương phẩm có thể lên đến 2.000 con/ngày.
Cửa hàng nông sản sạch của HTX Đồng Hiệp tại Tp.Biên Hòa (Ảnh: Tư liệu)
Ông Nguyễn Trí Công, Giám đốc HTX Đồng Hiệp, cho rằng việc hình thành, xây dựng và phát triển các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn nhằm rút ngắn khoảng cách giữa người tiêu dùng với thực phẩm sạch trở thành nhu cầu cấp thiết.
Nắm bắt xu thế đó, HTX này đã đặc biệt chú trọng việc xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. HTX cũng đang tiếp tục vận động các trang trại chăn nuôi lợn trong tỉnh cùng tham gia HTX để xúc tiến chuỗi sản phẩm lợn an toàn.
Cụ thể là thành lập mô hình thành lập mô hình thí điểm (chi nhánh HTX - điểm trưng bày, giới thiệu nông sản an toàn - bình ổn giá). Mô hình này giúp kiểm soát đầu vào từ các trang trại có chứng nhận VietGAHP. Quy trình giết mổ, sơ chế cũng như quá trình bảo quản và vận chuyển tuân thủ vệ sinh thú ý, hạn chế lây nhiễm sinh vật, rồi tiếp đến là việc giới thiệu, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.
Trong chuỗi liên kết đó, như cách làm của HTX Đồng Hiệp, giới chuyên gia cho rằng các trang trại chăn nuôi lợn sẽ được đảm bảo đầu ra cho sản phẩm và các quyền lợi trước những biến động của thị trường.
Và giữa mùa dịch Covid-19 như thế này, khi đến với các chuỗi cung ứng thịt lợn an toàn sinh học như cách mà một số HTX ở Đồng Nai đang làm,người tiêu dùngsẽ không quá lúng túng trước những mối nghi ngại về nguồn gốc, xuất xứ của thịt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hội chợ đặc sản 2024: Cầu nối đưa sản phẩm Việt vươn xa
Xăng giảm giá
Giá ngoại tệ ngày 22/11/2024: USD đạt đỉnh 13 tháng, chạm mốc 107,05 điểm
Giá vàng trong nước ngày 22/11: Tiếp tục tăng mạnh
Giá vàng thế giới: Tăng mạnh, đạt đỉnh hơn một tuần qua
Giá nông sản ngày 22/11/2024: Cà phê, hồ tiêu đồng loạt tăng mạnh