Có căn cứ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6-6,5 % năm 2022?
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics và giáo dục khi Việt Nam tham gia RCEP / Rủi ro nhập siêu vẫn 'đeo đẳng'
Chiều nay 11/11, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Nguyễn Chí Dũng là thành viên Chính phủ thứ 4 đăng đàn. Bộ trưởng sẽ làm rõ về giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế trong bối cảnh tình hình mới; các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Công tác chuẩn bị đầu tư, việc phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021; giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và các dự án trọng điểm quốc gia. Tiến độ thực hiện các chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đầu tư phát triển.
Các Phó Thủ tướng Chính phủ: Lê Minh Khái, Lê Văn Thành; Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Tham mưu cho Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội
Báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội thông qua các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, đầu tư công trung hạn, cơ cấu lại nền kinh tế, quy hoạch các cấp, các ngành và địa phương, các cơ chế, chính sách đặc thù của một số địa phương. Đây là những quyết sách quan trọng cụ thể hóa định hướng phát triển kinh tế- xã hội của Đảng nêu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII và cũng là căn cứ quan trọng để các cấp, các ngành, các địa phương tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, ban hành nhiều đạo luật quan trọng với tư duy và tầm nhìn đổi mới, tháo gỡ các rào cản, khó khăn, vướng mắc, tăng cường phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền cho các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương, tạo quyền chủ động cho các cấp, các ngành trong đầu tư sản xuất kinh doanh để huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội cho đầu tư, phát triển, nhất là các cấp, các ngành, các lĩnh vực và địa phương cũng như là cả vùng và cả nước. Mặc dù vậy, quá trình triển khai thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tiếp tục nghiên cứu, lắng nghe, tiếp thu ý kiến đề xuất để kịp thời sửa đổi, tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình thực hiện.
Với sự đồng ý của Quốc hội, Bộ đang phối hợp với các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các khó khăn, vướng mắc này thông qua xây dựng 1 luật sửa 10 luật sẽ trình Quốc hội trong thời gian tới. Trong đó có 6 luật liên quan đến đầu tư sản xuất kinh doanh, xây dựng đề án thí điểm tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư cùng với các quy định thực hiện để trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp tới.
Trước tác động của dịch bệnh COVID-19, ngay từ đầu năm 2020, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động chia sẻ, lắng nghe ý kiến của các hiệp hội, doanh nghiệp, các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế tổ chức khảo sát, điều tra, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan để kịp thời tham mưu ban hành các chính sách chưa từng có tiền lệ để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, người lao động giảm chi phí, duy trì sản xuất, khắc phục khó khăn, ổn định đời sống, sớm trở lại hoạt động khi dịch bệnh được kiểm soát. Đóng góp chung vào kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 và 10 tháng đầu năm 2021 của cả nước, các chính sách đã ban hành nhằm kịp thời hỗ trợ cho người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, hạn chế tác động đứt gãy của chuỗi cung ứng chuỗi sản xuất kinh doanh song thời gian dài bị ảnh hưởng của năm 2021, sớm khắc phục những khó khăn, thách thức, đưa đất nước phục hồi, thích ứng và phát triển bền vững trong tương lai. Thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 – 2030 mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ xây dựng chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội để trình Quốc hội vào kỳ họp tới. Đây là một vấn đề lớn, phức tạp, quan trọng của đất nước, tác động toàn diện tới nền kinh tế, đòi hỏi kết hợp giữa thực tiễn trong và ngoài nước, phù hợp với mục tiêu phát triển và khả năng thực hiện của đất nước nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong tiếp tục nhận được những ý kiến đề xuất sâu sắc tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện nội dung Chương trình, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và sớm phát huy hiệu quả trong cuộc sống.
Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các gói hỗ trợ
Đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang); Nguyễn Hồng Sơn ( đoàn Hải Dương); Âu Thị Mai (đoàn Tuyên Quang); Trần Quang Minh ( đoàn Quảng Bình)... chất vấn về nội dung: Kinh nghiệm quốc tế trong triển khai các gói hỗ trợ và việc thực hiện ở Việt Nam; tiến độ triển khai tuyến đường cao tốc nối Tuyên Quang - Hà Giang; xây dựng chỉ tiêu GDP; giải pháp đẩy nhanh tiến độ đầu tư công, vốn ODA; giải pháp để ưu tiên đầu tư phát triển các vùng đang khó khăn;...
Về kinh nghiệm triển khai các gói hỗ trợ của các nước trên thế giới,Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũngcho biết, các nước thường đưa ra các gói hỗ trợ rất lớn, quyết định rất nhanh, bất chấp kỷ luật tài chính, chấp nhận tăng nợ công... qua đó khôi phục kinh tế rất nhanh.
Về tài khóa các nước đều tăng cho y tế, hỗ trợ các hộ gia đình khó khăn, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, cấp phát tiền mặt, miễn giảm thuế phí đối với những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh; đầu tư cho hạ tầng.... Về tín dụng, nhìn chung các nước hỗ trợ lãi suất, nới lỏng quy định cho vay...
Đối với Việt Nam, gói hỗ trợ phải có quy mô đủ lớn, thời gian phù hợp, bảo đảm kinh tế vĩ mô, kết hợp linh hoạt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ; gắn kết chặt chẽ với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế; tính toán đến cả những tác động trong ngắn hạn, dài hạn; hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khả thi, hiệu quả... để nền kinh tế phục hồi, phát triển nhanh theo tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, phòng chống dịch hiệu quả, bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2025 đã đề ra.
Có căn cứ để thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5 % năm 2022 ?
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (đoàn Hải Dương) chất vấn, trong các chỉ tiêu kinh tế- xã hội năm 2022 mà Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp này, chỉtiêu tốc độ tăng GDP đạt 6- 6,5 %, tốc độ tăng CPI bình quân khoảng 4%, tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP khoảng 4%. Đềnghị Bộ trưởng cho biết, khi xây dựng những chỉ tiêu này đã dự báo hết nguy cơ gia tăng tỷlệ nhập khẩu lạm phát chưa, nhất là những hậu quả nặng nề do tác động của đợt dịch COVID-19 lần thứ tư gây ra; đồng thời trong tỷ lệ bội chi nêu trên đã bao gồm những gói hỗ trợ phục hồi kinh tế mà Chính phủ dự kiến trình Quốc hội trong thời gian tới hay chưa?
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, tất cả những chỉ tiêu đưa ra Bộ đã căn cứ vàotình hình thực tiễn, có tính đến khả năng kiểm soát được dịch bệnh vào quý IV, tức là trong tháng 10 đến tháng 12, cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế. Khi chúng ta mở cửa trở lại,các khu vực xuất khẩu, dịch vụ đầu tư sẽ có đóng góp rất lớn cho tăng trưởngvà lạm phát được kiểm soát.
Về chương trình đầu tư công có làm tăngthêm bội chi và chương trình phục hồi này đã tính bội chi này chưa, Bộ trưởng cho biết là chưa tính vào. Nếu như được Quốc hội thông qua,theo tính toán của Bộ sẽ làm tăng thêm bội chi khoảng 1% và điều đó có thể kiểm soát được. "Khi kinh tế phát triển, quy mô của nền kinh tế tăng lên, GDP tăng lên thì chúng ta giải quyết được rất nhiều mục tiêu, vừa phát triển được kinh tế, vừa giải quyết được việc làm, vừa tận dụng cơ hội. Tuy nhiên GDP lớn lên thì các chỉsố về nợ công và bội chi sẽ giảm đi và cũng không có tác động lớn đến những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của chúng ta."- Bộ trưởng Dũng nói.
Sẽ rà soát các dự án ODA kém hiệu quả, lãng phí
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) cho biết, việc sử dụng vốn đầu tư phát triển và đặc biệt là sử dụng vốn ODA trong thời gian vừa qua chưa hiệu quả, lãng phí, thậm chí là vị phạm pháp luật. Vậy thời gian qua Bộ đã thực hiện nhiệm vụ quản lý trong vấn đề này như thế nào, các giải pháp cho thời gian tới ra sao? Vấn đề nữa là hiện nay,chênh lệch trong phát triển giữa các tỉnh, thành trong cả nước ngày càng rõ rệt, các tỉnh khó khăn đang ngày càng khó theo kịp nhất là trong vấn đề thu hút vốn đầu tư, nhất là so với các tỉnh, thành có lợi thế, tiềm lực và cơ chế đặc thù… Vậy Bộ trưởng đã có định hướng, tham mưu cho Chính phủ các giải pháp thế nào để ưu tiên cho các tỉnh và vùng đang khó khăn có thể thu hút vốn đầu tư?
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đối với một số dựán ODA, ngoài việc phải thực hiện các thủ tục theo quy trình, thủ tục và pháp luật trong nước còn phải làm thêm các quy trình, thủ tục của nhà tài trợ. Như vậy, phải làm đồng thời hai việc, mà mỗi việc lại mất rất nhiều thời gian, nhất là thời gian trong giãn cách vừa qua thì chỉ một thay đổi nhỏ như thay đổi tên, địa giới, phạm vi diện tích… cũng rất khó thực hiện.
Tiếp đó là vấn đề về lao động và chuyêngia lao động. Lao động ở các dự án này phải có giấy phép, chuyên gia thì phải có xác nhận tưcách chuyên gia. Những “động tác” này đều phải làm các thủ tục xong mới làm được. Thếnên các dự án ODA hiện nay đang giải ngân rất chậm. Thêm vào đó, các nguyên nhân như khâu nhập khẩu máy móc gặp khó khăn hay chuyên gia lao độngbị cách ly,không được di chuyển giữa địa phương này đến địa phương kia… càng khiến tốc độ giải ngân các dự án có vốn ODA thấp. Ngoài ra, có một số dự án ODA do triển khai, lựa chọn và tổ chức thực hiện chưa tốt dẫn đến lãng phí.
Thời gian tới, Bộ sẽ cùng với các ngành,địa phương rà soát lại những dựán nào có vướng mắc cóthể tháo gỡ nhằm thúc đẩy tiến độ, đảm bảo hiệu quả. Những dự án nào không thực sự hiệu quả, không còn phù hợp sẽ bàn với nhà tài trợ để "đóng" các dự án này, không để kéo dài và lãng phí.
Về các giải pháp ưu tiên cho các tỉnh, địaphương có điều kiện phát triển tốt hơn, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng phải giải quyết một sốvấn đề. Thứ nhất, quy hoạch phải thật tốt. Hiện nay, chúng ta đang lập quy hoạch tổng thể quốcgia, quy hoạch vùng. Trên cơ sở đó sẽ đang xây dựng cácquy hoạch cấp tỉnh. Thứ hai, vấn đề hạ tầng cần được đầu tư đồng bộ và nâng cao sức cạnh tranh.Thứ ba, phải chuẩn bị sẵn quỹ đất, mặt bằng. Những vấn đề về nguồn lực, môi trường đầutư, cải cách thủ tục hành chính chúng ta có thểlàm được và có thể tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầutư cho các địa phương, vùng miền kém phát triển, từ đó có thể cân bằng phát triển hơn giữa các vùng miền... Liên quan đến các địa phương, các vùng miền có lợi thế cạnh tranh, có thể phát triển nhanh hơn, chúng tôi sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét nghiên cứu có cơ chế sách chung, riêng cho từng vùng, từng địa phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT