Đà Nẵng: Chuyển đổi phương thức kinh doanh tại các chợ truyền thống
Đà Nẵng: Đặc sắc chương trình nghệ thuật Tháng 3 hoan ca / Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 có gì đặc biệt?
Theo Sở Công Thương Đà Nẵng, trên địa bàn hiện có 74 chợ các loại (2 chợ đầu mối, 6 chợ hạng 1, 19 chợ hạng 2, 44 chợ hạng 3 và 3 chợ tạm). Tổng diện tích mặt bằng tại các chợ hơn 287.000m2. Trong đó, diện tích kinh doanh hơn 155.000m2 (chiếm 54%) với tổng số hơn 20.169 hộ kinh doanh.
Hướng dẫn tiểu thương tại Đà Nẵng mở tài khoản ngân hàng, thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.
Phân bố mạng lưới chợ tại các phường/xã ở Đà Nẵng khá đồng đều. Tuy nhiên hiện vẫn còn một số phường/xã chưa có chợ như các phường Hòa Thuận Tây, Thạch Thang (quận Hải Châu), Thạc Gián (quận Thanh Khê). Riêng tại huyện Hoà Vang có 18 chợ đang hoạt động với gần 2.100 hộ tiểu thương kinh doanh ổn định.
Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương Đà Nẵng Nguyễn Văn Trừ, hiện nay xu hướng tiêu dùng trên địa bàn TP đã có nhiều thay đổi, nhất là từ sau ảnh hưởng của dịch COVID-19. Người tiêu dùng từ thói quen mua hàng trực tiếp theo cách thức lâu nay đang từng bước dịch chuyển dần sang hình thức mua hàng online thông qua các phương tiện điện tử, mạng xã hội… và ưu tiên chọn những mặt hàng thiết yếu.
Việc mua sắm online và nhiều kênh mua sắm hiện đại khác ngày càng phát triển chính là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến mãi lực của chợ truyền thống. Sức mua giảm sút đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của tiểu thương tại chợ truyền thống. Trong khi đó, sự bắt nhịp với xu hướng mua bán mới tại các chợ truyền thống lại diễn ra chậm.
“Tình hình nêu trên đặt ra yêu cầu phải chuyển đổi cách thức phục vụ của người bán hàng. Do đó, thương nhân tại các chợ truyền thống cần nhanh chóng thích nghi và tận dụng nhiều hình thức bán hàng để làm phong phú, đa dạng phương thức kinh doanh, bắt kịp với xu thế chung của thị trường và góp phần hiện đại hóa các hoạt động thương mại”, ông Nguyễn Văn Trừ nhận định.
Theo ghi nhận của Sở Công Thương Đà Nẵng, để đáp ứng sự chuyển đổi xu hướng tiêu dùng hiện nay, BQL các chợ trên địa bàn đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số vào công tác khai thác, quản lý chợ. Đồng thời triển khai mô hình thanh toán không dùng tiền mặt, hỗ trợ tiểu thương tại các chợ trang bị mã QR, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên Sàn thương mại điện tử VOSO của Viettel. Qua đó giúp cho việc mua bán, thanh toán được thuận tiện, dễ dàng hơn.
Riêng Công ty Quản lý và phát triển các chợ Đà Nẵng hiện đang triển khai thực hiện hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cho các khoản nghĩa vụ của hộ kinh doanh cố định tại các chợ trực thuộc (thông qua ví điện tử VNPTMoney và Zalo OA).
Ngoài ra, việc tăng cường quảng bá hình ảnh, sản phẩm nhất là ẩm thực tại một số chợ truyền thống như chợ Hàn, chợ Cồn, chợ Bắc Mỹ An... thông qua các Youtuber, Tiktoker, Streamer... cũng góp phần tạo thương hiệu và đưa các chợ này trở thành điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp