Thị trường

Đà Nẵng: Nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản có tốc độ phục hồi cao

DNVN - Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, sau giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang từng bước phục hồi. “Đà Nẵng hiện là thị trường có tốc độ phục hồi nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản cao”.

Đà Nẵng: Phát hiện nhiều nguy cơ mất an toàn tại cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý / Đà Nẵng: Triển khai hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022 vừa được Cục Thống kê Đà Nẵng công bố (Doanh nghiệp Việt Nam đã đưa tin), tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4/2022 trên địa bàn TP ước đạt trên 5.800 tỷ đồng, tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4/2022 trên địa bàn Đà Nẵng ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 4/2022 trên địa bàn Đà Nẵng ước tăng 5,5% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, một số nhóm hàng có doanh thu tăng khá cao so với tháng trước là nhóm đồ dùng, dụng cụ trang thiết bị gia đình tăng 34,3%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng 18,9%; nhiên liệu khác (trừ xăng, dầu) tăng 27,6%; hàng hóa khác tăng 23,6%; hàng may mặc tăng 6,1%...

Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, doanh thu bán lẻ hàng hóa tại Đà Nẵng ước đạt gần 21.800 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, 6/11 nhóm có doanh thu tăng so với cùng kỳ năm ngoái là gỗ và vật liệu xây dựng (+28,4%); vật phẩm văn hóa, giáo dục (+17,8%); ô tô các loại (+6,6%); lương thực, thực phẩm (+5,2%); hàng may mặc (+1,1%) và đá quý, kim loại quý (0,6%).

Hoạt động bán buôn hàng hóa cũng tăng trưởng tích cực với tổng mức tháng 4/2022 ước đạt 13 nghìn tỷ đồng, tăng 15,8% so với cùng tháng năm trước. Cộng dồn 4 tháng đầu năm 2022, tổng mức bán buôn hàng hóa ước đạt 51,1 nghìn tỷ đồng, tăng 10,0% so cùng kỳ. Trong đó hầu hết các nhóm hàng đều có doanh thu tăng, một số nhóm hàng hóa có doanh thu tăng khá cao như hàng may mặc tăng 21,3%; vật phẩm văn hóa, giáo dục tăng 16,8%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 33,6%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 25,7%; xăng dầu các loại tăng 12,3%...

Theo ghi nhận của Cục Thống kê Đà Nẵng, cùng với đà phục hồi hoạt động thương mại và du lịch, nhiều dịch vụ khác như vui chơi, giải trí, karaoke, massage, spa, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm đẹp, casino... cũng đang có xu hướng tăng trưởng ấn tượng. Và với việc mở cửa lại các cơ sở giáo dục mầm non, nhà trẻ, việc hầu hết học sinh khối mầm non đã quay trở lại trường học trong trạng thái bình thường cũng là dấu hiệu tích cực làm tăng doanh thu khối dịch vụ khác.

Đáng chú ý, theo Cục Thống kê Đà Nẵng, sau giai đoạn khó khăn do dịch bệnh gây ra, thị trường bất động sản Đà Nẵng đang từng bước phục hồi. “Đà Nẵng hiện là thị trường có tốc độ phục hồi nhu cầu tìm kiếm và giao dịch bất động sản cao”, Cục Thống kê Đà Nẵng nhận định.

Để minh chứng, Cục Thống kê Đà Nẵng đưa ra số liệu cho thấy hiện nhu cầu giao dịch bất động sản tại Đà Nẵng đã phục hồi so với thời điểm trước khi bùng phát đợt dịch thứ 4 vào tháng 4/2021, và đạt gần 87% mức trước khi xảy ra dịch COVID-19. Trong đó, riêng dịch vụ kinh doanh bất động sản 4 tháng đầu năm 2022 đã tăng hơn 45% so với cùng kỳ.

Cũng theo Cục Thống kê Đà Nẵng, giá nhà ở thuê trên địa bàn TP tháng 4/2022 tăng 3,34% và 4 tháng đầu năm 2022 tăng 4,69% so với tháng 10/2021 là thời điểm công nhân, sinh viên về quê và không có việc làm, chủ trọ giảm giá mạnh để hỗ trợ một phần khó khăn do dịch bệnh cho các đối tượng này. Việc giá nhà ở thuê tăng cao trở lại, theo Cục Thống kê Đà Nẵng, là do giá trở về mức bình thường sau thời gian giảm mạnh vào năm trước.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm