Đề xuất 3 ngành thực hiện thí điểm chính sách riêng biệt đối với DNNN
Nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ / Tổng sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy sản ở Đắk Lắk ước đạt hơn 25.300 tỷ đồng
Bộ KH&ĐT vừa trình Thủ tướng dự thảo Đề án để phát triển DNNN quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu với mục tiêu phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của các DN được chọn đối với các thành phần kinh tế khác.
Năng lượng là một trong 3 ngành được đề xuất thực hiện thí điểm chính sách riêng biệt đối với doanh nghiệp nhà nước (Ảnh: Int) |
Đây là lần đầu tiên đề xuất thí điểm thực hiện những chính sách riêng biệt đối với DN được chọn để thúc đẩy sự hình thành của những con "sếu đầu đàn".
Bộ KH&ĐT đề xuất 3 ngành thực hiện thí điểm là viễn thông, năng lượng, công nghiệp quốc phòng. Đi cùng với 3 ngành này, 3 DN được lựa chọn thí điểm là Mobifone, EVN và Viettel.
Theo Bộ KH&ĐT, đây là các ngành, lĩnh vực quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của một quốc gia (cung cấp nguyên liệu đầu vào không thể thiếu cho các hoạt động sản xuất - kinh doanh, cung cấp kết cấu hạ tầng trong thời kỳ chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 và bảo đảm quốc phòng).
Các DN lựa chọn có vai trò "sếu đầu đàn" sẽ phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của DNNN trong việc hình thành và mở rộng các chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới.
Để xác định các DN này, Bộ KH&ĐT đưa ra 5 tiêu chí: Đạt yêu cầu kinh tế quy mô xét trên tiêu chí về quy mô tài sản hoặc vốn điều lệ (đề xuất mức vốn điều lệ ở mức trên 1.800 tỷ đồng).
DN phải có khả năng mở rộng thị trường hoặc tăng được thị phần, theo đó, phải đạt được thị phần đủ lớn để có khả năng chi phối thị trường (đề xuất ở mức chiếm thị phần từ 30% trở lên).
Bên cạnh đó, phải có hệ thống quản trị tốt (đạt được yêu cầu tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, áp dụng trình độ KH-CN tiên tiến).
Ngoài ra, phải hoạt động trong những ngành có tính chất lan tỏa, dẫn dắt (không thuộc ngành, lĩnh vực Nhà nước độc quyền) như: kết cấu hạ tầng kinh tế, công nghiệp, năng lượng, viễn thông, tài chính ngân hàng…
Cuối cùng, DN phải là công ty 100% vốn nhà nước hoặc có vốn góp, cổ phần chi phối của Nhà nước. Tuy nhiên, ưu tiên lựa chọn các DN đã đa dạng hóa sở hữu hoặc có khả năng đa dạng hóa sở hữu trong thời gian tới, với Nhà nước sẽ nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở lên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Xuất khẩu cá ngừ cần động lực để tăng tốc trong năm 2025
Buồn vui với sản phẩm phục vụ Tết
Kiện toàn giải pháp thanh toán chạm: VPBank “xanh hóa” để bảo vệ môi trường
Người dân cần tỉnh táo trước thực phẩm không rõ nguồn gốc trong dịp Tết
Giá vàng ngày 23/1/2025: Chạm đỉnh cao nhất hơn 11 tuần qua