Dệt may nỗ lực chủ động nguồn nguyên liệu
Vĩnh Phúc hướng đến trở thành trung tâm sản xuất ô tô khu vực / NHNN sẽ sớm đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia
Ngành dệt may Việt Nam đang là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, cũng là ngành hiện đứng top 3 thế giới. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện vẫn là việc phụ thuộc nguồn cung nguyên liệu.
Giải quyết triệt để bài toán này, chủ động được sản xuất khép kín cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp dệt may có thể bước tiếp trong hành trình nâng cao chuỗi giá trị xuất khẩu.
Trước nguy cơ giá nguyên liệu tăng đến 30 - 40% và đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp trong nước phải chuyển sang sử dụng xơ sợi tái chế mới chủ động được nguồn nguyên liệu trong nước khoảng 80%, 20% còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư.
Chủ động nguồn nguyên liệu nội địa phục vụ nhu cầu trong nước nhưng các tập đoàn lớn dệt may của Việt Nam hiện nay còn tham vọng xuất khẩu thêm xơ sợi thành phẩm, để cạnh tranh trong bối cảnh nhân công giá rẻ không còn là lợi thế của Việt Nam.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam năm 2022, ngành đặt mục tiêu xuất khẩu 38 - 43,5 tỷ USD. Để đạt kế hoạch này, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất và chủ động nguyên liệu trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay để có thể cân đối giữa việc đảm bảo đơn hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp xuất khẩu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Dấu ấn 2024: Thúc đẩy hợp tác với nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới
Giá nông sản ngày 21/1/2025: Cà phê giảm nhẹ, hồ tiêu tiếp tục ổn định
Tạp chí The Global Economics vinh danh Home Credit
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay 21/1: Ngân hàng điều chỉnh giảm giá bán USD, tỷ giá NDT tăng nhẹ
Giá vàng nhích nhẹ sau lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump
Bình Dương 'khát' chung cư cao cấp