Thị trường

Doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh xăng dầu phải có văn bản chấp thuận của Sở Công Thương

Chiều 21/9, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh có văn bản gửi Cục Quản lý thị trường, UBND thành phố Thủ Đức, UBND các quận, huyện và các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, tổng đại lý, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn yêu cầu tuyệt đối không tự ý dừng hoạt động kinh doanh khi chưa có văn bản chấp thuận của Sở Công Thương.

Thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp / Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy tín dụng xanh

Chú thích ảnh
Cơ quan chức năng kiểm tra các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Theo đó, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minhđề nghị các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chấp hành nghiêm các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 95/2021/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP; chủ động thực hiện các giải pháp, đảm bảo nguồn cung, mức dự trữ theo quy định;chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống phân phối để đảm bảo không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu ra thị trường. Đáng chú ý, công văn cũng đề nghị các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tuyệt đối không tự ý dừng hoạt động kinh doanh xăng, dầu tại các cây xăng khi chưa có văn bản chấp thuận của Sở Công Thương.

Đối với các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp duy trì thường xuyên hoạt động bán hàng, thực hiện nghiêm quy định giờ bán hàng, niêm yết giá bán các loại xăng, dầu và bán đúng giá niêm yết; cung cấp liên tục, thông suốt các mặt hàng xăng, dầu đáp ứng đầy đủ nhu cầu về xăng dầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn;tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.

Đối với công tác quản lý, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minhđề nghị Cục Quản lý thị trường TP Hồ Chí Minhchỉ đạo Đội Quản lý thị trường TP Thủ Đức và các quận, huyện tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn, bảo đảm việc cung cấp xăng dầu không bị gián đoạn;UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện, sở ngành, đơn vị có liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm gian lận thương mại, kinh doanh xăng dầu không đúng số lượng, chất lượng, các hành vi tích trữ găm hàng và các hành vi vi phạm khác; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và công khai kết quả xử lý vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo, tác động và góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm tương tự.

Theo thống kê của Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh,hiện TP Hồ Chí Minh có 15 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xuất nhập khẩu xăngdầu, 61 thương nhân phân phối, 1 thương nhân làm tổng đại lý, 35 đại lý bán lẻ và hơn 500 cửa hàng bán lẻ xăng, dầu tại các quận, huyện, thành phố Thủ Đức.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm