Thị trường

Dự trữ ngoại hối gia tăng góp phần ổn định tỷ giá

Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt mức 92 tỷ USD và dự kiến đến cuối năm con số sẽ tăng lên 100 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong 4 tháng cuối năm Ngân hàng Nhà nước sẽ mua thêm 8 tỷ USD. Điều này đang góp phần ổn định tỷ giá.

Điện mặt trời phát triển nhanh và cục bộ đang gây khó cho truyền tải / Lợi thế hơn 'đối thủ', rau quả Việt ồ ạt xuất châu Âu

ngoai-te-1979-1600413815.gif

Tỷ giá ổn định còn là “bộ đệm” quan trọng giúp nền kinh tế chống đỡ với những bất định bên ngoài, tạo thêm niềm tin đối với các nhà đầu tư.

Theo dõi diễn biến thị trường tiền tệ thế giới những ngày qua có thể thấy, chỉ số USD (DXY) đo lường biến động của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF)liên tục biến động theo chiều hướng giảm.

Tuy vậy, tại thị trường trong nước, từ giữa tháng 6 đến nay, mặc cho diễn biến chỉ số USD thế giới liên tục “nhảy múa” do ảnh hưởng của thị trường vàng và chính sách điều hành lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ, nhưng đồng nội tệ của Việt Nam vẫn ổn định.

Tính chung hơn 8 tháng qua, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) niêm yết vẫn biến động hàng ngày theo giá USD, nhưng tại các ngân hàngchỉ một vài phiên hồi tháng 3, 5, 6 là VND có biến động tăng giảm mạnh, còn lại hầu như đi ngang.

Báo cáo của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định, tỷ giá USD/VND tiếp tục ổn định trong những tuần gần đây khi chỉ số đồng USD (DXY) suy yếu. Điều này có được là nhờ 8 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất siêu ước tính đạt 11,9 tỷ USD, riêng trong tháng 8 xuất siêu đạt khoảng 4,4 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tính đến ngày 20/8 cũng đạt 11,4 tỷ USD, tuy giảm 4,7% so với cùng kỳ năm trước nhưng vẫn là mức tương đối lớn.

Hiện nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã đạtmức 92 tỷ USD. Với mục tiêu 100 tỷ USD vào cuối năm thì những tháng cuối năm, NHNN có thể sẽ mua thêm khoảng 8 tỷ USD. Do đó, các chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ duy trì thặng dư tài khoản vãng lai ở mức khoảng 2,6% GDP trong năm 2020, điều này cộng với việc dự trữ ngoại hối của Việt Nam tiếp tục gia tăng trong thời gian gần đây đã góp phần ổn định tỷ giá.

 

Đây cũng chính là cơ sở giúp Ngân hàng Nhà nước phát đi thông sẵn sàng can thiệp thị trường khi cần thiết, với mức tỷ giá bán can thiệp thấp hơn tỷ giá niêm yết hiện nay để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỷ giá ổn định còn là “bộ đệm” quan trọng giúp nền kinh tế chống đỡ với những bất định bên ngoài, tạo thêm niềm tin đối với các nhà đầu tư…

TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng nhận định động thái NHNN liên tục mua vào ngoại tệ đã khiến cơ quan giám sát của Mỹ “để ý”, nhưng NHNN liên tục mua và bán ngoại tệ để điều chỉnh thị trường ngoại hối, tức là không chỉ một chiều mua vào.

Bên cạnh đó, động thái mua vào ngoại tệ là bình thường đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì các quốc gia này cần có dự trữ ngoại hối theo thông lệ quốc tế ở mức 3 tháng nhập khẩu, để nếu có vấn đề xảy ra về xuất khẩu vẫn còn đủ tiền để thanh toán cho nhà nhập khẩu. Do đó, Việt Nam tăng dự trữ ngoại hối để giữ tính thanh khoản cho quốc gia là điều đương nhiên. Hơn nữa, mức dự trữ ngoại hối như hiện nay của nước ta không phải quá lớn so với nhiều quốc gia khác.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhằm tránh rủi ro Việt Nam bị đưa vào danh sách thao túng tiền tệ của Mỹ, rất có thể NHNN sẽ hạn chế các hoạt động mua ròng ngoại tệ trong thời gian tới, qua đó có thể khiến VND mạnh lên so với USD. Nhưng điều quan trọng, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Việt Nam cần tạo ra thương mại cân bằng hơn đối với Mỹ, để giảm dần mức độ xuất siêu sang thị trường này.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm