FED “cứng rắn” việc tăng lãi suất, chứng khoán Mỹ ngập sắc đỏ
Nhu cầu xăng dầu tăng cao, Bộ Công Thương đề nghị thương nhân có phương án nhập khẩu / Không tháo gỡ vướng mắc chính sách, Việt Nam chắc chắn sẽ thiếu khí
Một trong những thông tin được mong đợi nhất trong đêm qua (26/8), giờ Việt Nam, là phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell tại Hội nghị chuyên đề của cơ quan này ở thành phố Jackson Hole, bang Wyoming.
Trong khoảng 8 phút, Chủ tịch FED Jerome Powell đã đi thẳng vào vấn đề là lãi suất, với một tông giọng cứng rắn rằng cơ quan này sẽ sử dụng tối đa các công cụ để chống lại lạm phát. Đó sẽ là tiếp tục tăng lãi suất và giữ các lãi suất ở mức cao cho đến khi họ thực sự tự tin kiểm soát được lạm phát, nghĩa là tới khi lạm phát phải về quanh mốc 2%.
Chủ tịch FED Jerome Powell. (Ảnh: Bloomberg)
Lạm phát của Mỹ tháng 6 là 9,1%, sang tháng 7 là 8,5%. Tuy nhiên theo FED, mức lạm phát như vậy vẫn ở mức quá cao và giảm quá chậm.
Đây được cho là phát biểu thẳng thắn và rõ ràng, truyền đi thông điệp rằng với FED bây giờ, ưu tiên số 1 là hạ nhiệt lạm phát cho dù có phải hy sinh phần nào đó của tăng trưởng kinh tế.
Tác động từ bài phát biểu của Chủ tịch FED tới thị trường và kinh tế
Ngay sau phát biểu của Chủ tịch FED, cả 3 chỉ số chính của thị trường chứng khoán Mỹ ngập trong sắc đỏ bán ra. Cụ thể, chỉ số Dow Jones giảm hơn 1.000 điểm, tương đương mất đi 3% trị giá vào cuối ngày 26/8, ngày tệ hại nhất của chỉ số này trong 3 tháng nay. Chỉ số S&P 500 cũng giảm 3,4% giá trị, trong khi chỉ số công nghệ Nasdaq giảm gần 4%.
Còn đối với nền kinh tế, Chủ tịch FED thừa nhận là sẽ có "đau thương" đối với doanh nghiệp và các hộ gia đình đang phải đi vay tiền ngân hàng trong thời gian tới, khi lãi suất tăng cao. Tuy nhiên FED không còn lựa chọn nào khác.
FED không muốn lịch sử lặp lại với kinh tế Mỹ. Những năm 1970 khi lạm phát quá cao, lãi suất không tăng kịp thời. Để đến sang thập niên 80 là liên tiếp các đợt tăng gấp khiến kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.
Năm nay, cuộc họp còn có sự tham dự của Ngân hàng Trung ương Anh, Nhật Bản và đại diện Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Với tuyên bố cứng rắn từ Ngân hàng Trung ương chủ nhà (FED) như vậy, phố Wall dự đoán Ngân hàng Trung ương của các nền kinh tế lớn có thể sẽ có các bước đi cứng rắn tương tự trong thời gian tới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hai thách thức lớn doanh nghiệp phải đối mặt khi bán sản phẩm ra thị trường toàn cầu
Giá vàng thế giới tăng nhẹ trước thềm cuộc bầu cử Mỹ
Thị trường bất động sản Đà Nẵng đang có dấu hiệu phục hồi
Giá ngoại tệ ngày 5/11/2024: Đồng USD giảm giá trước bầu cử Tổng thống Mỹ
Các giải pháp bình ổn giá tiêu dùng những tháng cuối năm
Doanh nghiệp Việt cung cấp giải pháp số sáng tạo tại thị trường Trung Đông