Giải ngân vốn ODA mới đạt 8,58% kế hoạch: Cấp bách tìm giải pháp tháo gỡ
Mỹ yêu cầu ký quỹ với nhôm đùn ép Việt Nam thấp nhất 2,85%, cao nhất 41,84% / Đà Nẵng: Thúc đẩy ứng dụng thương mại điện tử tại chợ truyền thống
Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (DMEF) cho biết, theo báo cáo của các bộ, ngành trung ương và theo số liệu từ hệ thống TABMIS, tính đến hết ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 8,58% kế hoạch vốn được giao (tương đương 802,549 tỷ đồng).
Trong đó 2 bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân trên 10% (Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); 8 bộ, ngành chưa giải ngân kế hoạch vốn 2024 (Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài nguyên Môi trường).
Tính đến hết ngày 15/5, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài mới chỉ đạt 8,58% kế hoạch (Ảnh minh họa: KT)
Dự kiến đến hết tháng 6/2024, tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành có thể đạt khoảng 15 - 17%, ở mức trung bình so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2021-2023.
“Tỷ lệ giải ngân của các bộ, ngành 6 tháng đầu năm 2024 thấp hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2023 (27,2%), 6 tháng đầu năm 2022 (15,9%) và cao hơn so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2021 (12,11%). Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân này còn thấp hơn nhiều so với mục tiêu giải ngân 95% kế hoạch vốn theo chỉ đạo của Chính phủ, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, đòi hỏi các bộ, ngành và các chủ dự án cần triển khai các biện pháp quyết liệt hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ”, ông Võ Hữu Hiển cho biết.
Cũng theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, mặc dù số lượng các dự án/tiểu dự án được giao kế hoạch vốn của 10 bộ, ngành là 31 dự án/tiểu dự án nhưng mới chỉ có 14/32 dự án/tiểu dự án đã giải ngân; 17 dự án/tiểu dự án đã được giao dự toán nhưng chưa giải ngân.
Nhiều khó khăn, vướng mắcTheo ông Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án World Bank (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện tại, đơn vị này đã phân bổ, nhập TABMIS xong dự toán vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024; đơn vị (Ban Quản lý Dự án World Bank) đã nhận được nguồn vốn đầu tư công nước ngoài năm 2024 trên dịch vụ công là 645.770 triệu đồng.
Trong quá trình sử dụng nguồn vốn này, Đại học Quốc gia Hà Nội đang gặp một số khó khăn. Cụ thể, theo yêu cầu từ Nhà tài trợ, một số hoạt động sau cần lấy ý kiến “Không phản đối – NOL” từ Nhà tài trợ trước khi triển khai thực hiện như: Kế hoạch tổng thể dự án, Kế hoạch hàng năm, Sổ tay vận hành dự án, Kế hoạch đấu thầu đối với các gói thầu sử dụng vốn vay nước ngoài, Đề cương nhiệm vụ đối với các đơn vị tư vấn đấu thầu, Hồ sơ mời thầu và Kết quả lựa chọn nhà thầu trước khi ký kết hợp đồng đối với các gói thầu xem xét trước. Theo đó, thời gian triển khai các công việc này thường bị kéo dài do phải liên tục cập nhật, điều chỉnh trước khi Nhà tài trợ có Thư Không phản đối gửi tới các đơn vị.
Ngoài ra, trong công tác thanh toán cũng gặp khó khăn do dự án sử dụng các nguồn vốn khác nhau. Điều này khiến kiểm soát công tác thanh toán mất rất nhiều thời gian do hồ sơ thanh toán được thẩm định, kiểm soát tại Kho bạc Nhà nước và Bộ Tài chính trước khi gửi cho nhà tài trợ thanh toán cho nhà thầu, dẫn đến việc chậm thanh toán vốn cho nhà thầu tại một số thời điểm như các dịp nghỉ lễ, Tết của Việt Nam và dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Tết dương lịch của Nhà tài trợ. Theo đó, rủi ro kinh phí được cấp trong năm không được sử dụng hết rất dễ xảy ra, khả năng dự án bị huỷ dự toán và không cấp lại cho năm tiếp theo là rất cao.
Ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) cũng chia sẻ, Bộ này hiện chiếm lượng vốn ODA lớn nhất khi được giao 4.366 tỷ đồng vốn trong năm 2024. Khó khăn lớn nhất ảnh hưởng tới quá trình giải ngân liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng. Điển hình như dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, vướng đi qua khu vực nhiều rừng, thủ tục chuyển đổi rừng mất tới 1,5 năm. Do đó, chi phí giải phóng mặt bằng thường bị tăng lên con số không nhỏ. Ngoài ra, cũng còn nhiều khó khăn liên quan đến cơ chế chính sách và việc tổ chức thực hiện dự án.
Cấp bách tìm giải pháp giải ngân vốn ODAĐể đẩy nhanh tiến độ giải ngân, thời gian tới, Bộ Tài chính cần đảm bảo thời gian xử lý đơn rút vốn đúng qui định; tổ chức các đoàn trực tiếp làm việc, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đầu tư công; tiếp tục trao đổi với các nhà tài trợ nhằm tháo gỡ các vướng mắc về phía nhà tài trợ như rút ngắn thời gian và đơn giản hóa thủ tục cho ý kiến không phản đối.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ, thủ tục trong việc gia hạn thời gian bố trí vốn để tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án; hướng dẫn rõ ràng hơn cho các đia phương về thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh dự án đối với các dự án ODAtriển khai tại nhiều cơ quan.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần tiến hành rà soát, đánh giá chi tiết, cụ thể về khả năng giải ngân của từng dự án, đặc biệt lưu ý các dự án có năm lập kế hoạch là năm giải ngân cuối cùng để đảm bảo đủ vốn cho các dự án, tránh việc phải gia hạn giải ngân, gia hạn thời gian thực hiện, phát sinh nhiều thủ tục hành chính.
“Đối với các trường hợp không có khả năng hoàn thành khối lượng dự án theo tiến độ đặt ra, phải cắt giảm, chuyển giao kế hoạch vốn đã được giao, cần có văn bản đề xuất cắt, giảm, điều chuyển gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước 30/6/2024 để phối hợp thực hiện”, đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại nêu rõ.
Năm 2024 là năm thứ tư thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025, là năm hết sức quan trọng trong việc tạo sự bứt phá và chuyển biến tích cực trong thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng, đóng góp trực tiếp vào thúc đẩy hàng hóa sản xuất trong nước, phát triển cơ sở hạ tầng, tháo gỡ những điểm nghẽn cho phát triển, giúp phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Do đó, Bộ Tài chính và các bộ, ngành cần theo dõi sát sao và quyết liệt thực hiện các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn như Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ đã đặt mục tiêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam