Giảm 2% thuế GTGT: Một mũi tên trúng nhiều đích
Nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp tại Hội chợ quốc tế EWEC Đà Nẵng 2023 / Vĩnh Long: Ngày hội việc làm kết nối doanh nghiệp và người lao động
Thừa ủy quyền của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc vừa ký Tờ trình số 191 gửi Quốc hội dự án Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Dự án này đã trình và được Chính phủ đồng ý tại Nghị quyết 67 ngày 2/5. Nếu được Quốc hội thông qua thì nội dunggiảm thuế GTGTlần này như thế nào và có gì khác với năm ngoái hay không?
Điểm giống nhau giữa dự án giảm thuế GTGT năm ngoái và đề xuất của năm nay đó là mức giảm giống nhau 2% còn điểm khác nhau là trong khi năm ngoái 2022, việc giảm thuế GTGT chỉ áp dụng cho 1 số hàng hóa, dịch vụ nhất định thì đề xuất của năm nay là cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 10%.
Việc này được các chuyên gia và doanh nghiệp đánh giá cao bởi năm ngoái khi chỉ có 1 số hàng hóa, dịch vụ được giảm khiến cho doanh nghiệp, người dân và cơ quan thuế phải mất thời gian để xác định rõ các mặt hàng được giảm. Năm nay, đề xuất giảm cho tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ đã khắc phục được nhược điểm này.
Người tiêu dùng được lợi nếu giảm thuế GTGT 2%
Nếu được giảm thuế GTGT 2% thì ai sẽ là người được hưởng lợi? Đầu tiên phải kể đến là người dân, người tiêu dùng, đây là đối tượng sẽ được hưởng lợi trực tiếp của chính sách này bởi việc giảm thuế GTGT đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất thuế GTGT 10% sẽ góp phần giảm giá bán, từ đó góp phần giảm trực tiếp chi phí của người dân trong việc tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Chị Lê Thị Hải Yến, quận Đống Đa, Hà Nội: "Giảm thuế như thế em thấy em tiết kiệm được thêm ít tiền".
Chị Trần Thị Hải Yến, quận Hà Đông, Hà Nội: "Với việc giảm 2% tưởng nhỏ nhưng nhà tôi tiết kiệm được 200.000đồng/tháng vì trung bình 1 tháng là mua tiêu dùng 10 triệu, khoản này cũng mua thêm được ít đồ ăn nữa".
Đối tượng thứ 2 hưởng lợi đó chính là các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT thuế suất 10%. Nếu được Quốc hội thông qua, việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, từ đó giúp doanh nghiệp tăng khả năng phục hồi và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Giảm thuế GTGT là đòn bẩy cho doanh nghiệp phục hồi
Ông Trương Ngọc Minh, Phó giám đốc Công ty cổ phần Viglacera Tiên Sơn, Bắc Ninh:Nếu nhà nước còn duy trì giảm thuế GTGT, doanh nghiệp chúng tôi được giảm khoảng 50 tỷ đồng, giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, vượt qua giai đoạn khó khăn này, đặc biệt là ổn định cán bộ đời sống cán bộ nhân viên, giúp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch.
Bà Đỗ Thị Thủy, Giám đốc tài chính Công ty TNHH CEDO Việt Nam, Bắc Ninh:Chính sách giảm thuế GTGT này sẽ giúp cho chúng tôi rất nhiều. Với mức độ vận hành hiện nay, một quý chúng tôi có thể giảm được số tiền 3 tỷ đồng. Số tiền này chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư và mua thêm máy móc mới, và đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định vì hiện nay vẫn còn khó khăn.
Đối tượng thứ 3 cũng là đối tượng cuối cùng được hưởng lợi đó chính ngân sách Nhà nước. Nghe thì có vẻ vô lý bởi theo Bộ Tài chính tính toán, dự án giảm thuế GTGT 2% lần này sẽ làm giảm số thu của ngân sách Nhà nước khoảng 35 nghìn tỷ đồng trong năm 2023. Tuy nhiên, nếu xét ở góc độ tăng trưởng kinh tế thì việc giảm thuế GTGT sẽ góp phần giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, từ đó thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Khi doanh nghiệp làm ra và bán được nhiều hàng hóa, dịch vụ hơn thì doanh thu tăng, dẫn đến số tiền đóng thuế cũng sẽ tăng theo.
Giảm 2% thuế GTGT: Một mũi tên trúng nhiều đích
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hiệp Hội tư vấn Thuế:Đầu tiên Chính phủ sẽ khó khăn vì dùng số tiền đó để chi tiêu nhưng sau này, doanh nghiệp phát triển thì kinh tế phát triển, doanh thu tăng, tiền thuế sẽ tăng thu thêm vòng sau. Một mũi tên trúng nhiều đích. Chính sách này giảm khó khăn cho doanh nghiệp nhưng lại mang lợi ích gián tiếp cho chính phủ.
Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính:Doanh nghiệp là trung tâm của sự phát triển, nếu doanh nghiệp phát triển thì sẽ thanh toán được nợ ngân hàng,thanh toán được nợ trái phiếu, tạo được công ăn việc làm,thanh toán được bảo hiểm,nộp thuế đầy đủ. Như vậy, chính sách tài khóa sẽ ngày một vững mạnh. Vì vậy, các hành động chúng tôi đều hướng về doanh nghiệp để tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2022, việc giảm thuế GTGT, giảm tiền thuê đất, giảm 37 loại phí đã khiến ngân sách hụt thu 98 nghìn tỷ đồng, sau đó còn thực hiện gia hạn 135 nghìn tỷ đồng tiền thuế nhưng năm 2022, tổng thu Ngân sách nhà nước vẫn đạt 1 triệu 803,6 nghìn tỷ đồng, bằng 127,8% dự toán, tăng 15% so với năm 2021. Điều này cho thấy các chính sách hỗ trợ về thuế, phí đã thực sự có hiệu quả, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và phục hồi kinh tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng thế giới ngày 21/11: Tăng liên tục ba phiên, chạm đỉnh một tuần
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD tăng mạnh, chấm dứt chuỗi 3 phiên giảm liên tiếp
Dự án Aeon Mall Cần Thơ được chấp thuận
Đề xuất ưu tiên doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chủ trung tâm hội nghị Gem Center, White Palace bị xử phạt
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Biến động trái chiều tại miền Trung và miền Nam