Thị trường

Hình thành hệ sinh thái thu hút du khách Hồi giáo đến miền Trung

DNVN - Đà Nẵng và miền Trung đã có những cơ sở ban đầu để đáp ứng nhu cầu rất đặc trưng của du khách Hồi giáo, nhưng vẫn chưa hình thành được hệ sinh thái, chuỗi giá trị để khai thác một cách có hiệu quả thị trường khách tiềm năng này.

Đà Nẵng: Không quy định thêm các điều kiện tạo rào cản đối với đầu tư, kinh doanh / "Bàn" giải pháp phát triển bền vững vận tải biển ASEAN

Việc đón khách du lịch Hồi giáo đã được Đà Nẵng chuẩn bị từ lâu

Theo đánh giá tại hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung” do Công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương phối hợp với Sở Du lịch Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch quốc gia Malaysia tổ chức tại Đà Nẵng ngày 10/6, thị trường du lịch Hồi giáo rất rộng lớn, niều tiềm năng và phát triển mạnh mẽ trong nhiều năm qua với mức chi tiêu cao.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khahchs sạn TP...

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng, Chủ tịch Hội Khách sạn TP cho biết, trong nỗ lực hồi phục sau COVID-19, du lịch Đà Nẵng rất coi trọng thị trường khách Hồi giáo, luôn muốn khai thác thị trườn này và hiện đã đạt một số kết quả bước đầu. Đơn cử, Malaysia hiện chiếm 4,4% lượng khách quốc tế tới Đà Nẵng, nếu tính chung cả thị trường Hồi giáo thì chiếm khoảng 10%.

Theo ông Quỳnh, Đà Nẵng được công nhận “Thành phố sự kiện, lễ hội hàng đầu châu Á”, từng đăng cai APEC 2006, APEC 2017 cùng nhiều sự kiện lớn tầm cỡ quốc tế và khu vực ASEAN nên việc đáp ứng về ẩm thực, phong cách phục vụ khách Hồi giáo đã được chuẩn bị từ lâu. Như tại Furama Resort đã mời các chuyên gia về đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ khách Hồi giáo, tuyển dụng đầu bếp nấu được món ăn Halal, làm việc với các nhà cung cấp để có lượng thực phẩm đạt tiêu chuẩn Halal food…

Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình cũng nhấn mạnh, thị trường khách du lịch Hồi giáo là một trong những thị trường tiềm năng cần tập trung triển khai xúc tiến. Tuy nhiên ông cũng chỉ rõ, để thu hút có hiệu quả thị trường khách quốc tế tiềm năng này, nhiều vấn đề cần đặt ra cho chính quyền TP Đà Nẵng cũng như những người làm việc trong ngành dịch vụ và khách sạn.

Đó là phải hiểu rõ về văn hóa, hành vi và nhu cầu đặc biệt của khách du lịch Hồi giáo, chẳng hạn như việc khách Hồi giáo chỉ tiêu thụ thực phẩm Halal; các cơ sở phục vụ phải đáp ứng nhu cầu về phòng cầu nguyện; hoặc nhu cầu đi du lịch của khách Hồi giao là rất cao sau tháng chay Ramadan, tháng lễ quan trọng nhất của đạo Hồi...

Hình thành hệ sinh thái để thu hút du khách

Theo ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương, qua thực tiễn đón khách Malaysia vào Đà Nẵng cho thấy mặc dù trên địa bàn có những cơ sở ban đầu phục vụ du khách Hồi giáo nhưng chưa thực sự hình thành được một hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu có tính đặc trưng riêng của thị trường nhiều tiềm năng này.

Do vậy hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung” nhằm hướng tới xây dụng nên hệ sinh thái, chuỗi giá trị để phục vụ khách Hồi giáo. Ông bày tỏ sự tin tưởng khi hệ sinh thái, chuỗi giá trị này hình thành này thì du khách Hồi giáo đến đây sẽ “tự động” tiêu tiền và giới thiệu cho nhiều người Hồi giáo khác nữa.

và ông Nguyễn Sơn Thỷ, Tổng giám đốc Công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương trả lời phỏng vấn báo chí bên lề hội thảo “Phát triển chuỗi dịch vụ du lịch cho thị trường khách Hồi giáo tại miền Trung”

Ông Nguyễn Sơn Thủy, Tổng giám đốc Công ty du lịch Duy Nhất Đông Dương.

“Qua đó sẽ góp phần đa dạng hóa thị trường, tiết kiệm chi phí đầu tư so với mỗi doanh nghiệp làm riêng lẻ. Cùng với ngày càng có thêm các đường bay trực tiếp kết nối Đà Nẵng với Ấn Độ, Malaysia, Singapore, Philippines, Indonessia… thì việc hình thành nên chuỗi giá trị này sẽ thúc đẩy thị trường khách Hồi giáo đến miền Trung tăng nhanh, và lợi ích từ đó cũng sẽ chia sẻ cho các doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị này", ông Nguyễn Sơn Thủy nói.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Quỳnh kiến nghị vấn đề quan trọng hiện nay là tập trung quảng bá hình ảnh TP Đà Nẵng thân thiện và thuận tiện đối với khách du lịch Hồi giáo. “Hôm qua, Tổng Giám đốc Furama Đà Nẵng đã qua Malaysia tham dự triển lãm du lịch dành riêng cho khách Hồi giáo. Đây cũng là cách để du khách Hồi giáo ngày càng biết đến Đà Nẵng và miền Trung nhiều hơn”, ông Nguyễn Đức Quỳnh cho biết.

Ông cũng cho rằng, trong khi đường bay từ các thị trường xa như Mỹ, châu Âu vẫn còn hạn cế thì cần có chính sách đặc biệt khuyến khích các hãng hàng không mở các chuyến bay thẳng nối Đà Nẵng với các thị trường Hồi giáo ở gần, trước hết là khu vực ASEAN và châu Á. Nếu ngày càng có thểm các chuyến bay thẳng từ các quốc gia Hồi giáo thì lượng du khách từ thị trường đầy tiềm năng, có mức chi tiêu cao này đến Đà Nẵng và miền Trung sẽ ngày càng tăng mạnh.

Cần chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp

Để có thể hiện thực hóa những kiến nghị nêu trên, hai ông Nguyễn Đức Quỳnh và Nguyễn Sơn Thủy đều kiến nghị chính quyền các địa phương, các sở, ban, ngành cần có sự chung tay, đồng hành cùng doanh nghiệp, đặc biệt là với thị trường Hồi giáo tuy nhiều tiềm năng, sức chi tiêu cao nhưng có nhiều yêu cầu riêng rất đặc biệt so với các thị trường khách khác.

Theo Phó Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Nguyễn Xuân Bình, để khai thác có hiệu quả thị trường khách Hồi giáo cần phải có quá trình chuẩn bị và đầu tư lâu dài trên tinh thần “cung cấp cho du khách cái họ cần chứ không chỉ cái mình sẵn có”. Sở Du lịch Đà Nẵng sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá điểm đến, xúc tiến đường bay, tìm kiếm thị trường, chia sẻ thông tin để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, các khách sạn trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ, tiếp cận khai thác các thị trường khách Hồi giáo đạt hiệu quả.


Hải Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm