Kiều hối về TP Hồ Chí Minh 9 tháng vượt cả năm 2022
Phát triển các mô hình OCOP, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp / Việt Nam thu hút FDI ngành chế biến, chế tạo
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 9/2023, lượng kiều hối chuyển về thành phố đạt 6,687 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 101,3% so với cả năm 2022.
Riêng quý III/2023, lượng kiều hối chuyển về đạt 2,353 tỷ USD, tăng 6,2% so với quý II/2023. Trong khi đó, quý II/2023 chỉ tăng 4,5% so với quý I/2023. Như vậy, lượng kiều hối chuyển về thành phố tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước và duy trì ở mức tăng trưởng khá.
Kiều hối chuyển về thành phố 9 tháng năm 2023 đạt mức tăng trưởng cao. Đây là kết quả ấn tượng và có tác động tích cực đến nền kinh tế trên nhiều phương diện.
“Việc kiều hối chuyển về tăng trưởng tốt có tác động tích cực đến nền kinh tế trên nhiều phương diện. Đây sẽ là nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và thành phố nói riêng, tạo điều kiện cho người dân, người nhận kiều hối cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời, kích thích thị trường lao động phát triển”, ông Nguyễn Đức Lệnh cho biết.
Theo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, lượng kiều hối chuyển về từ khu vực châu Á tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng lượng kiều hối chuyển về thành phố, chiếm 53,1% và tăng 19,8% so với quý trước. Với sự ổn định về kinh tế, chính trị và xã hội của khu vực châu Á hiện nay, cùng với quan hệ kinh tế, văn hóa và hợp tác lao động ngày càng phát triển và mở rộng… đây sẽ tiếp tục là yếu tố tác động trực tiếp đến tăng trưởng kiều hối trong thời gian tới.
Đặc biệt, trong bối cảnh áp lực tỷ giá có xu hướng gia tăng trong thời gian gần đây, lượng kiều hối chuyển về tăng trưởng tốt còn có tác động hỗ trợ và tích cực đối với thị trường tiền tệ, ngoại hối.
Theo ông Nguyễn Đức Lệnh, kiều hối là một trong những nguồn cung ngoại tệ góp phần bảo đảm quan hệ cung cầu ngoại tệ; đồng thời, hỗ trợ hiệu quả cho chính sách tiền tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh các đồng tiền mạnh biến động, lạm phát tại một số quốc gia… gây áp lực nhất định đến tỷ giá và mối quan hệ tỷ giá - lãi suất và lạm phát.
Để kiều hối tiếp tục xu hướng tăng trưởng tốt trong thời gian tới, đặc biệt những tháng cuối năm, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế trực tiếp nhận và chi trả ngoại tệ trên địa bàn thành phố cần tiếp tục chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ nhận và chi trả ngoại tệ.
Song song đó, các bên cũng cần chủ động làm tốt công tác thông tin truyền thông không chỉ cho người dân trong nước mà cả kiều bào, người lao động, trí thức đang học tập, sinh sống và làm việc tại nước ngoài về hoạt động dịch vụ này, về tiện ích dịch vụ, phương thức thực hiện và giao dịch; cũng như thông tin kinh tế xã hội và môi trường kinh doanh, về thành phố, về đất nước… để từ đó tiếp tục thu hút lượng kiều hối chuyển về.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cam kết những giá trị bền vững dẫn lối cho sự phát triển của Masterise
Giá vàng trong nước ngày 25/12/2024: Duy trì ổn định bất chấp vàng thế giới tăng
Giá ngoại tệ ngày 25/12/2024: USD giữ đà tăng trong kỳ nghỉ lễ
Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao
Giá heo hơi ngày 25/12/2024: Miền Nam và miền Trung tiếp tục xu hướng tăng
Bước đệm cho tăng trưởng từ giảm 2% thuế VAT