Kinh doanh trong bối cảnh Covid-19
DNVN - Bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đã tạo nhiều trend trong xã hội và hoạt động kinh doanh, đồng thời cung gây ra những khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Nhiều ý kiến cho rằng, đạo đức kinh doanh phải là một chuẩn mực mà các doanh nghiệp cần tuân thủ trong thời điểm hiện nay.
Lo ngại dịch Corona, người dân TP.HCM tăng mua thực phẩm / Kịch bản tăng trưởng GDP mới trong bối cảnh dịch Corona
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19 đã gây sự xáo trộn lớn ngay từ những ngày đầu năm mới. Với việc công bố tình trạng dịch từ rất sớm cũng như các ứng phó kịp thời, đến giờ phút này Việt Nam vẫn đang kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Song Covid-19 vẫn còn rất bí ẩn, và chắc chắn còn gây nhiều hệ lụy. Và hệ lụy mà nó gây ra cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đã hiện hữu.
Trước tiên nói về trend nCoV, việc nhiều nhà thuốc (mà có thể là nhiều doanh nghiệp) tăng giá chóng mặt khẩu trang y tế đã tạo nên những hình ảnh xấu. Rất may, Chính phủ đã có các biện pháp mạnh để chấn chỉnh. Ban đầu còn nhiều ý kiến tranh luận trên các diễn đàn về việc can thiệp thị trường, nhưng sau đó hầu hết các ý kiến đã nhận thấy rằng: đạo đức kinh doanh phải là một chuẩn mực mà các doanh nghiệp cần tuân thủ.
Và còn nhiều trend nữa do Covid-19 tạo ra. Sản phẩm bán chạy nhất vẫn là khẩu trang y tế và dung dịch sát khuẩn. Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng chuyển sang sản xuất khẩu trang, nước sát khuẩn…đảm bảo cung cấp cho thị trường. Siêu thị, nhiều quầy kệ sạch bách hàng hóa do người tiêu dùng tâm lý lo ngại nên tích trữ, thực phẩm và sản phẩm mì ăn liền bán chạy.
Rạp chiếu phim ở Bà Triệu (Hà Nội) vắng khách do Covid-19. (Ảnh: VOV)
Bán hàng online lên ngôi. Nhiều ngôi sao Showbiz Việt đã phải nhận lỗi vì đã thông tin không đúng gây hoang mang về dịch bệnh. Các ngôi sao Showbiz cũng như nhiều người bán hàng online khác, việc đưa thông tin thiếu kiểm chứng như vậy nhằm thu hút khách hàng, phục vụ cho mục đích cá nhân của mình mà thôi. Trên các báo chí, bài liên quan đến Covid-19 cũng là những bài luôn ở vị trí bài đọc nhiều nhất, tình trạng giật tít, câu view ăn theo Covid-19 cũng được dịp bộc phát, thậm chí có các nội dung đến thổ thiển, rồi nói lại cho rõ…
Nhưng ngay lúc này, xã hội đã ghi nhận các điểm sáng trong bối cảnh xảy ra dịch bệnh. Thứ nhất: Chính phủ đã công bố dịch kịp thời. Các biện pháp kiểm soát biên giới, cách ly người nghi nhiễm virus, các phương án đối phó với các tình huống diễn biến theo từng cấp độ;
Thứ hai: Làm chủ truyền thông, cập nhật tức thời tình hình dịch bệnh, tuyên truyền các biện pháp phòng ngừa, xử lý kịp thời các tình huống gây hoang mang dư luận mà không có cơ sở;
Thứ ba: Ổn định thị trường, cung cấp đầy đủ vật tư y tế phục vụ cho công tác phòng chống dịch;
Thứ tư: Nhận định tình hình, mức độ ảnh hưởng đến tăng trưởng, các Bộ, Ngành đã có những hoạt động nhằm nắm bắt tình hình khó khăn của doanh nghiệp;
Đối với doanh nghiệp, khó khăn đang bắt đầu hiện hữu. Đầu tiên là việc hạn chế các lễ hội, nơi tụ tập đông người. Các hình ảnh phố Tạ Hiện ở Hà Nội vắng tanh; nhiều báo, đài đưa tin về việc hoãn hàng loạt các lễ hội; học sinh nghỉ học…
Các ngành dịch vụ, du lịch, nông nghiệp bị ảnh hưởng đầu tiên. Nông sản ùn ứ ở cửa khẩu, việc cách ly người trở về từ vùng dịch thời hạn 14 ngày khiến cho các doanh nghiệp có tài xế container điêu đứng. Khách du lịch Trung Quốc đang từ hàng trăm ngàn người đến ngót triệu người một tháng nay về không. Lượng khách du lịch từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan cũng giảm từ 50-60%, ngay cả khách nội địa cũng giảm tới 40%.
Các doanh nghiệp sản xuất, lượng vật tư dự trữ dự kiến chỉ đủ dùng hết tháng 2. Nếu Trung Quốc không trở lại hoạt động bình thường cung cấp nguyên vật liệu thì sẽ gây khó khăn lớn. Doanh nghiệp lớn có tiềm lực đủ mạnh thì có khả năng cầm cự, chống chọi được, còn doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ là một thách thức không nhỏ.
Lao động và việc làm cũng là những vấn đề sẽ có ảnh hưởng lớn. Bình thường, thời điểm sau tết Nguyên đán là thời điểm khan hiếm lao động, nay kết hợp với dịch bệnh, việc khan hiếm lại càng tăng cao.
Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, chắc chắn nhiều doanh nghiệp sẽ phải giảm qui mô sản xuất, lực lượng lao động dư thừa sẽ phải đi tìm việc làm mới. Khi dịch bệnh qua đi, sản xuất được khôi phục, lúc này những người đã rời đi có thể lại đã tìm được những việc làm mới mà không quay trở lại, doanh nghiệp sẽ gặp vô cùng khó khăn trong việc tuyển dụng mới và đào tạo từ đầu.
Trong nguy, có cơ. Trong các phần tiếp theo, Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đăng tải những bài phân tích về việc doanh nghiệp cần làm gì và đề xuất chính phủ hỗ trợ như thế nào.
PV
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá heo hơi ngày 22/1/2025: Không biến động trên toàn quốc
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Sản phẩm phục vụ thị trường ngày ông Công, ông Táo ưa chuộng 'combo'
Cột tin quảng cáo