Thị trường

Kinh tế Việt Nam nỗ lực vượt khó

Báo chí quốc tế đã đánh giá cao nỗ lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022, vượt trên các dự báo được đưa ra và khẳng định đây là mức tăng cao nhất tại châu Á.

Doanh nghiệp bán lẻ kích cầu tiêu dùng cuối năm / Trung Quốc “mở cửa”, giá thanh long tăng gấp 3 lần

Tuy nhiên, Việt Nam cũng như ASEAN được dự báo sẽ phải đối mặt với khó khăn chung của kinh tế toàn cầu trong năm 2023. Trong tuần qua, nhiều tờ báo và các tổ chức quốc tế uy tín có nhiều bài viết về vấn đề này.

Bloombergcó bài viết với nhan đề "Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á với nền kinh tế khởi sắc". Tờ báo này cho rằng, đây là báo hiệu động lực tăng trưởng ngay trước khi những rủi ro từ suy thoái toàn cầu bắt đầu trở thành hiện thực.

Ông Brian Lee Shun Rong, nhà nghiên cứu kinh tế vĩ mô,Ngân hàng đầu tư Maybank, Singapore, nói: "Chúng tôi dự đoán tăng trưởng của nhóm ASEAN 5 gồm Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia chậm lại nhưng vẫn tương đối ổn định ở mức 4,7% vào năm 2023".

Bất chấp suy giảm tăng trưởng toàn cầu, Việt Nam được kỳ vọng sẽ dẫn đầu với mức tăng trưởng GDP khoảng 6%, nhờ khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sản xuất bền vững, đa dạng hóa chuỗi cung ứng và phục hồi du lịch. BáoNikkeicó bài viết với tiêu đề "Việt Nam tăng trưởng thực tế 8%, cao nhất kể từ năm 2009". Tờ báo này đánh giá tăng trưởng tiêu dùng cá nhân sẽ hỗ trợ tăng trưởng ở Việt Nam trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, Nikkei cũng chỉ rõ, chính phủ Việt Nam đang trở nên cảnh giác hơn với lạm phát, vì nó cũng ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân và xu hướng của các công ty có liên kết với nước ngoài.

Kinh tế Việt Nam nỗ lực vượt khó - Ảnh 1.

TS. Andrea Coppola, chuyên gia Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới, nhận định: "Triển vọng kinh tế toàn cầu yếu kém và rủi ro gia tăng có thể có hàm ý quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam về áp lực tỷ giá hối đoái, tính dễ bị tổn thương của ngành tài chính, lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế chậm hơn trong năm 2023. Chính phủ có một nhiệm vụ rất khó khăn và vai trò rất quan trọng để giảm thiểu tác động đến nền kinh tế Việt Nam".

Theo S&P Global Market Intelligence, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong sản xuất khu vực ASEAN là 50,3 trong tháng 12 vừa qua, tức là giảm so với tháng 11, đánh dấu sự "mở rộng chậm nhất" của lĩnh vực sản xuất ASEAN trong chuỗi tăng trưởng 15 tháng hiện tại.

Ông Takeo Nakajima, Trưởng đại diện JETRO Hà Nội, cho biết: "Nhìn vào Chỉ số PMI ngành sản xuất, các nước ASEAN trong đó có Việt Nam cho thấy diễn biến gần như tương đồng, hoạt động sản xuất ở ASEAN nói chung đã chậm lại do các yếu tố như lãi suất tăng, triển vọng kinh tế ở châu Âu và Hoa Kỳ… Tình hình không chắc chắn sẽ tiếp tục trong năm tới".

TờNikkei Asiavừa công bố danh sách 10 công ty đáng lưu tâm ở châu Á trong năm 2023, trong đó có Công ty Cổ phần VNG, vốn được coi là "kỳ lân" công nghệ đầu tiên của Việt Nam.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm