Lâm Đồng: HTX là kim chỉ đỏ giúp người dân giảm nghèo bền vững
Hà Giang: HTX Lanh Trắng 'dệt' cuộc sống no ấm cho phụ nữ Sà Phìn / Tuyên Quang: Nhiều HTX, tổ hợp tác tham gia vào chuỗi liên kết chăn nuôi trâu
Xuất phát điểm thấp, cuộc sống của người dân chủ yếu du canh, du cư, phát nương làm rẫy, đói nghèo quanh năm. Tuy nhiên, giờ đây người dân đã biết thành lập HTX, tham gia HTX để liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị kinh tế.
Ứng dụng khoa học công nghệ
Khó khăn về địa hình nhưng Đạ K’Nàng vẫn là một vùng đất được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, làm bệ đỡ để thành viên và người dân giảm nghèo. Chính vì vậy, khi mới đi vào sản xuất tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng HTX đã xây dựng được vùng sản xuất trên diện tích 30ha, chủ yếu trồng cà tím, xà lách, dưa leo, cà chua…
Nếu như trước đây, người dân trồng rau theo kiểu “tiện đất thì trồng” thì nay, khi vào HTX, các hộ thành viên được cán bộ khuyến nông trực tiếp hướng dẫn cách thức sản xuất rau VietGAP và và GlobalGAP sản xuất rau trong nhà kính.
Về khâu giống, HTX sử dụng hoàn toàn giống do Sở NNPTNT Lâm Đồng cung cấp. Giống ươm qua giá thể. Đất mùn, xơ dừa được đem xử lý, mới đem ươm hạt. Chỉ cần thời gian ngắn là có thể trồng được. Đối với diện tích rau trồng trong nhà kính, diện tích này được HTX dùng màng phủ nilon, lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt.
Với việc đầu tư hệ thống nhà kính có kết cấu đơn giản, không sử dụng bất kỳ mối hàn nào, không xây móng, dễ lắp đặt, tháo dỡ, mức đầu tư của HTX là trên 40 triệu đồng/nhà và khoảng 150 triệu đồng/sào.
Bên cạnh đó, quy trình gieo hạt từ trong ra ngoài, đóng cửa chờ thu hoạch và thu hoạch một lần từ ngoài vào trong, cùng với việc lắp đặt các bẫy côn trùng ở 4 góc mái nhà kính giúp các thành viên HTX không tốn công chăm sóc, rau lại đảm bảo an toàn, chất lượng cao, bảo đảm với sức khỏe người tiêu dùng.
Điểm sáng trong tổ chức các hoạt động dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” cho các thành viên của HTX là việc cung cấp các dịch vụ về giống, thuốc BVTV nhằm xây dựng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất cho các thành viên. Vì vậy, sản phẩm của HTX được các nhà thu mua cung cấp cho các nhà máy và các đơn vị trên địa bàn tin tưởng về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, HTX cũng đã chủ động mở rộng thị trường, bán hàng qua hệ thống siêu thị Vinmart, các nhà máy, trường học trên địa bàn tỉnh. HTX cũng thuê gian hàng, kho trưng bày tiếp thị sản phẩm tại Chợ đầu mối Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh, trung bình vào thời điểm đầu năm sản lượng cung cấp cho chợ đầu mối đạt 16 tấn các loại rau/ngày, cao điểm từ tháng 11 đến giáp Tết nguyên đán, hàng ngày HTX cung cấp khoảng 48 tấn đến 50 tấn hàng hóa/ngày cho thị trường qua Chợ đầu mối Hóc môn, doanh thu hàng trăm triệu/ngày.
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Giám đốc HTX cho biết, qua quá trình hoạt động, HTX Nông nghiệp Đạ K’Nàng đang ngày càng phát triển, hoạt động hiệu quả hơn với vốn điều lệ ban đầu là 2,5 tỷ đồng, tổng thành viên là 24 nông hộ với tổng diện tích sản xuất là từ 30 tăng lên 50 ha (trong đó: diện tích đã áp dụng quy trình sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) là 2 ha).
Nền tảng giảm nghèo
Theo các thành viên HTX, việc áp dụng mô hình sản xuất rau VietGAP, trồng rau trong nhà kính thực chất không mất quá nhiều vốn đầu tư nếu người nông dân biết tính toán sao cho đơn giản, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, trong khi về lâu dài mang lại nhiều lợi ích.
Sản xuất rau công nghệ cao chỉ cần đầu tư một lần nhưng tránh được tác hại của thời tiết và không phải sử dụng thuốc hóa học trong quá trình canh tác do được trồng trong hệ thống nhà kính tránh được sâu bệnh gây hại, giảm chi phí. Mô hình có đầu tư đơn giản nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng và hoàn toàn có thể nhân rộng.
Với định hướng phát triển sản xuất, hỗ rợ người dân giảm nghèo, ngoài xuất sản phẩm tươi ra thị trường, HTX còn được Liên minh HTX Việt Nam hỗ trợ máy sấy rau củ quả để nâng cao giá trị sản phẩm, giải quyết tình trạng tồn kho và bảo đảm giá trị kinh tế cho người sản xuất.
Ở thời điểm hiện tại, HTX đang phát triển 50 ha rau, trung bình 1 ha cần 10 lao động. Chính vì vậy, ngoài các thành viên, HTX đã tạo việc làm cho khoảng 30 lao động tại địa phương với mức thu nhập 4-6 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đó, các thành viên HTX cũng sẵn sàng chia sẻ, hỗ trợ người dân khu vực lân cận muốn áp dụng quy trình canh tác của HTX để phát triển sản xuất.
Có thể thấy, mô hình sản xuất của HTX Đạ K’Nàng là một trong những điểm sáng khi góp phần giúp người dân địa phương phát triển kinh tế bền vững tại địa phương. Nhiều hộ dân đã hoàn toàn thoát nghèo từ khi tham gia HTX hoặc liên kết sản xuất cùng HTX.
Sự phát triển của HTX đã góp phần giúp xã Đạ K’Nàng thoát nghèo thành công và giúp các hộ dân không bị tái nghèo. Nếu như năm 2000, tỷ lệ hộ đói, nghèo chiếm 50,47%, đến nay, xã không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,4%, thấp hơn so với tỷ lệ chung của huyện Đam Rông.
Đặc biệt, sự ra đời của HTX đã cho thấy muốn giảm nghèo cần cộng hưởng sức mạnh kinh tế , liên kết ứng dụng khoa học công nghệ, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chứng khoán Sen Vàng GLS bị phạt gần 400 triệu đồng
AEON mở cửa xuyên Tết Ất Tỵ
Giá vàng thế giới đạt đỉnh cao nhất trong hơn hai tháng
Giá ngoại tệ ngày 22/1/2025: USD lao dốc ngược chiều giá vàng
Tết ông Công ông Táo: Hàng hóa phong phú, giá không tăng
Giá nông sản ngày 22/1/2025: Hồ tiêu và cà phê đồng loạt tăng mạnh
Mô hình sản xuất của HTX Đạ K’Nàng