Lâm Đồng: Nông dân thất thu vì giá hồ tiêu giảm mạnh
Giá vàng biến động mạnh, giới đầu tư tăng cường mua vào / Bộ GTVT cho phép bán 75% cổ phần của Vinalines tại Cảng Quy Nhơn trái thẩm quyền
Trước thông tin, người dân trồng tiêu lao đao vì giá giám mạnh, thất thu lớn, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết, ngành nông nghiệp tỉnh không khuyến khích nông dân mở rộng diện tích cây tiêu, chỉ hướng dẫn nông dân tập trung áp dụng kỹ thuật thâm canh trên diện tích tiêu hiện có để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn chế thiệt hại do sâu bệnh.
Tại một số thời điểm giá tiêu tăng cao, nông dân các địa phương ồ ạt phát triển mạnh cây tiêu trồng xen trên các vườn cây công nghiệp, cây ăn quả dẫn đến diện tích tiêu của tỉnh tăng mạnh từ năm 2013 đến nay.
Nỗi ám ảnh tiêu chết, giờ giá tiêu lại giảm mạnh, người nông dân với nỗi lo ôm nợ (Ảnh:TL)
Chỉtính riêng năm 2018, diện tích tiêu tại địa bàn tăng lên 143 ha so với năm 2017, nâng tổng số diện tích hồ tiêu toàn tỉnh lên trên 2.189 ha. Cây tiêu được trồng rải rác tại 10 huyện thành phố của tỉnh; trong đó, trồng nhiều tại các huyện Lâm Hà, Di Linh, Đức Trọng và phát triển thêm tại các huyện Cái Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai, Bảo Lâm.
Hiện nay, giá hồ tiêu tiếp tục giảm xuống thấp chỉ còn khoảng từ 45.000 – 50.000 đồng/kg. Vì giá hồ tiêu liên tục xuống thấp trong khi giá thuê lao động thu hái cao từ 180.000 – 200.000 đồng/người/ngày nên người dân đành chờ... giá lên.
Với cây hồ tiêu, ngoài nguy cơ bị giá đe dọa, người trồng tiêu nông dân còn nỗi lo dịch bệnh khiến tiêu chết nhanh, hiện toàn tỉnh có trên 200 ha tiêu bị nhiễm bệnh.
Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, nguyên nhân hồ tiêu chết là do cây tiêu canh tác ở điều kiện đất đai không phù hợp như: đất có mực nước ngầm cao, thoát nước kém; hồ tiêu trồng xen trên vườn cà phê có nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ do nấm và tuyến trùng. Nông dân chưa chú trọng tiêu thoát nước cho vườn tiêu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo